LUẬT THI ĐẤU KARATE WKF 2023

Rikaidoshop gửi đến quý đọc giả luật thi đấu karate WKF mới nhất được cập nhật 2020

Vì Nội dung rất dài, khó tiếp cận được. bạn có thể tải file về xem. Điền đủ thông tin phía dưới để nhận tài liệu

Nhận đăng ký LUẬT THI ĐẤU KARATE WKF

* indicates required

LUẬT THI ĐẤU KARATE WKF

HIỆU LỰC TỪ 1.1.2020

Dịch bởi: Ban biên tập CLB Karate

Trung tâm HĐ TTN tỉnh Vĩnh Phúc

— Vĩnh Phúc, tháng 3 năm 2020 —

MỤC LỤC

LUẬT THI ĐẤU KUMITE.5

ĐIỀU 1: THẢM THI ĐẤU KUMITE.5

ĐIỀU 2: TRANG PHỤC CHÍNH THỨC.6

ĐIỀU 3: TỔ CHỨC THI ĐẤU KUMITE.9

ĐIỀU 4: TỔ TRỌNG TÀI.11

ĐIỀU 5: THỜI GIAN CỦA TRẬN ĐẤU.12

ĐIỀU 6: GHI ĐIỂM.12

ĐIỀU 7: TIÊU CHUẨN ĐỂ QUYẾT ĐỊNH.16

ĐIỀU 8: CÁC HÀNH VI BỊ CẤM.18

ĐIỀU 9: CÁC NHẮC NHỞ VÀ HÌNH PHẠT.21

ĐIỀU 10: CHẤN THƯƠNG VÀ TAI NẠN TRONG THI ĐẤU.23

ĐIỀU 11: KHIẾU NẠI.24

ĐIỀU 12: QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐẠI DIỆN.27

ĐIỀU 13: BẮT ĐẦU, TẠM NGỪNG VÀ KẾT THÚC TRẬN ĐẤU.32

LUẬT THI ĐẤU KATA.34

ĐIỀU 1: THẢM THI ĐẤU KATA.34

ĐIỀU 2: TRANG PHỤC CHÍNH THỨC.34

ĐIỀU 3: TỔ CHỨC THI ĐẤU KATA.37

ĐIỀU 4: TỔ TRỌNG TÀI.40

ĐIỀU 5: TIÊU CHUẨN ĐỂ QUYẾT ĐỊNH.41

ĐIỀU 6: DIỄN BIẾN TRẬN ĐẤU.49

ĐIỀU 7: KHIẾU NẠI .50

PHỤ LỤC 1: THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN….52

PHỤ LỤC 2: HIỆU LỆNH VÀ CỜ LỆNH..56

KHẨU LỆNH VÀ HIỆU LỆNH CỦA TTC.56

CỜ LỆNH CỦA TRỌNG TÀI PHỤ.67

PHỤ LỤC 3: HƯỚNG DẪN ĐIỀU HÀNH CHO TRỌNG TÀI CHÍNH VÀ PHỤ.70

PHỤ LỤC 4: CÁCH GHI ĐIỂM CỦA TRỌNG TÀI GHI ĐIỂM.73

PHỤ LỤC 5: SƠ ĐỒ THẢM THI ĐẤU KUMITE.75

PHỤ LỤC 6: SƠ ĐỒ THẢM THI ĐẤU KATA.76

PHỤ LỤC 7: VÕ PHỤC.77

PHỤ LỤC 8: GIẢI VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI: ĐIỀU KIỆN VÀ NỘI DUNG.78

PHỤ LỤC 9: CHỈ DẪN VỀ MÀU QUẦN CỦA TRỌNG TÀI CHÍNH VÀ TRỌNG TÀI

PHỤ.80

PHỤ LỤC 10: GIẢI VÔ ĐỊCH KARATE CHO LỨA TUỔI DƯỚI 14.81

PHỤ LỤC 11: XEM LẠI VIDEO (VIDEO REVIEW).84

PHỤ LỤC 12: MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI CHÍNH THỨC.90

PHỤ LỤC 13: THỦ TỤC CÂN ĐO..91

PHỤ LỤC 14: THỂ THỨC ĐẤU VÒNG TRÒN (KUMITE)..93

PHỤ LỤC 15: TỔ CHỨC THI ĐẤU KATA OLYMPIC..96

PHỤ LỤC 16: THI ĐẤU KATA PREMIER LEAGUE.110

LUẬT THI ĐẤU KUMITE

ĐIỀU 1: THẢM THI ĐẤU KUMITE

1.1. Thảm đấu hình vuông, loại đã được WKF phê duyệt, chiều dài mỗi cạnh là 8m (đo từ mép ngoài của vạch) và cộng thêm 1m về các phía, đó là khu vực an toàn. Như vậy sẽ có một khu vực an toàn rõ ràng là hai (2) mét mỗi bên. Nơi có khu vực thi đấu sàn nâng cao, khu vực an toàn phải thêm 1m mỗi cạnh.

1.2. Hai tấm thảm sẽ được lật ngược với mặt đỏ bật lên và có khoảng cách một (1) mét từ trung tâm thảm để tạo thành một ranh giới giữa các vận động viên (VĐV). Khi bắt đầu hoặc tiếp tục trận đấu, 2 VĐV sẽ đứng sát vách của thảm quy định vị trí và đối diện nhau.

1.3. Trọng tài chính sẽ đứng giữa hai vị trí thảm VĐV, đối mặt với VĐV ở khoảng cách hai (2) mét tính từ khu vực an toàn.

1.4. Các trọng tài phụ (TTP) ngồi ở các góc và trong khu vực an toàn. TTC có thể di chuyển xung quanh thảm thi đấu, bao gồm cả khu vực an toàn mà các TTP ngồi. Mỗi TTP được trang bị 1 cờ đỏ và 1 cờ xanh.

1.5. Trọng tài giám sát (Kansa) ngồi ở 1 bàn nhỏ ngay bên ngoài khu vực an toàn, ở phía sau bên trái hoặc bên phải của TTC. Trọng tài này sẽ được trang bị 1 cờ đỏ hoặc biển hiệu và còi.

1.6. Trọng tài giám sát điểm ngồi ở bàn tính điểm chính thức (bàn thư ký) và ở giữa Trọng tài ghi điểm và Trọng tài bấm giờ.

1.7. Huấn luyện viên (HLV) sẽ ngồi ngoài khu vực an toàn, ở phía tương ứng của họ tại mép của thảm đấu và đối diện với bàn thư ký. Trong trường hợp khu vực thi đấu sàn nâng cao, các huấn luyện viên sẽ ngồi bên ngoài sàn nâng cao.

1.8. Đường viền 1m bao bọc quanh thảm phải là màu khác so với phần còn lại của thảm.

*Ghi chú: Xem thêm PHỤ LỤC 5: SƠ ĐỒ THẢM THI ĐẤU KUMITE

Giải thích:

I. Tuyệt đối không được có tấm ngăn, biển, cột quảng cáo…, trong vòng 1m bên ngoài khu vực an toàn của thảm đấu.

II. Thảm sử dụng ở mặt tiếp xúc với sàn đấu không được trơn nhưng ở mặt trên của thảm phải có độ ma sát thấp. TTC phải chắc chắn rằng các phần ghép của thảm không bị xê dịch trong quá trình thi đấu, vì các khe hở có thể gây chấn thương và cản trở VĐV. Mẫu thiết kế phải được Liên đoàn Karate thế giới (WKF) công nhận.

ĐIỀU 2: TRANG PHỤC CHÍNH THỨC

2.1. Các VĐV và HLV phải mặc trang phục chính thức theo quy định dưới đây.

2.2. Hội đồng trọng tài (HĐTT) có thể tước quyền bất cứ thành viên hoặc VĐV nào không tuân thủ theo quy định.

2.2.1 Đối với trọng tài:

2.2.1.1. TTC và TTP phải mặc đồng phục chính thức do HĐTT quy định. Đồng phục này được mặc trong suốt cả giải, các buổi họp giao bang và các buổi tập huấn.

2.2.1.2. Đồng phục chính thức được quy định như sau:

– Áo vest một hàng khuy màu xanh đậm (Mã màu 19-4023 TPX).

– Áo sơ mi trắng cộc tay.

– Cà vạt không được gắn kẹp cài.

– Còi màu đen.

– Dùng dây treo còi màu trắng.

– Quần âu màu ghi sáng không gấp nếp ở gấu. (Phụ lục 9)

– Tất màu xanh đậm hay màu đen đi với giày “lười” màu đen dùng trên thảm đấu.

– Khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo phải là loại được WKF chấp nhận.

– TTC và TTP có thể đeo nhẫn kết hôn.

– TTC hoặc TTP là nữ có thể đeo cặp tóc hoặc bông tai.

2.2.1.3. Đối với Thế vận hội, Thế vận hội Trẻ, giải Lục địa và các giải đấu đa môn thể thao khác, khi đồng phục của trọng tài phụ thuộc vào điều kiện cam kết ( LOC) với đơn vị tổ chức, thì đồng phục chính thức cho tổ Trọng tài có thể được thay thế bằng đồng phục chung nhưng văn bản yêu cầu phải được gửi đến WKF bởi người tổ chức sự kiện và được sự chấp thuận của WKF.

2.2.2. Đối với VĐV:

2.2.2.1. Các VĐV phải mặc võ phục màu trắng không có kẻ sọc, đường viền hoặc hình thêu cá nhân ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được sự chấp nhận của ban chấp hành WKF (WKF EC), chỉ có biểu tượng hoặc cờ quốc gia của VĐV nằm ở ngực trái của áo và kích thước tổng thể không vượt quá 12cm x 8cm (xem Phụ lục 7). Chỉ có các nhãn mác của nhà sản xuất mới được có trên áo. Ngoài ra, số hiệu nhận biết do Ban tổ chức cung cấp phải được đeo ở mặt sau của áo. Một VĐV thắt đai đỏ thì VĐV còn lại phải thắt đai xanh. Đai đỏ và đai xanh phải có bề ngang rộng 5cm và có độ dài mỗi bên đai là 15cm tính từ đầu đến nút thắt đai nhưng không được dài quá 3/4 chiều dài đùi. Đai phải là một màu đỏ hoặc xanh đồng nhất, không có hình thêu cá nhân, quảng cáo hay dấu hiệu khác với nhãn hiệu thông thường của nhà sản xuất.

2.2.2.2. Bất kể phần 2.2.2.1 nêu trên, Ban chấp hành vẫn có thể cho phép đeo mác hoặc nhãn hiệu của nhà tài trợ.

2.2.2.3. Áo của VĐV khi thắt chặt đai quanh thắt lưng phải có độ dài tối thiểu đủ để che được phần hông nhưng không được dài quá 3/4 đùi. Đối với VĐV nữ có thể được mặc áo phông trắng bên trong áo thi đấu. Dây buộc áo phải được thắt. Áo không có dây buộc không được phép sử dụng.

2.2.2.4. Chiều dài tối đa của ống tay áo không được dài quá cổ tay và không được ngắn hơn nửa cẳng tay. Tay áo không được xắn lên. Dây buộc giữ trang phục phải được thắt trước khi trận đấu diễn ra. Tuy nhiên nếu dây buộc tụt ra trong trận đấu thì VĐV không cần phải thay đổi võ phục.

2.2.2.5. Quần thi đấu phải đủ dài để che được ít nhất 2/3 cẳng chân và không được chùm mắt cá chân. Ống quần không được xắn lên.

2.2.2.6. Các VĐV phải để tóc gọn gàng, cắt ngắn để không vướng khi thi đấu. Hachimaki (băng quấn đầu) không được phép sử dụng. Nếu như TTC nhận thấy VĐV nào tóc quá dài hay không sạch sẽ, TTC có quyền truất quyền thi đấu của VĐV đó. Cấm đeo trâm cài tóc và kẹp tóc bằng kim loại. Cấm sử dụng ruy băng, chuỗi hạt và các vật trang trí khác. Một hay hai dải băng chun buộc tóc kiểu đuôi ngựa đơn được cho phép.

2.2.2.7. VĐV nữ có thể dùng khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại được WKF chấp nhận: Khăn trùm đầu bằng vải đen và không bao cổ họng.

2.2.2.8. Các VĐV phải cắt ngắn móng tay và không đeo đồ kim loại hay các vật khác mà có thể gây thương tích cho đối phương. Việc sử dụng niềng răng bằng kim loại phải được sự đồng ý của TTC và bác sĩ của giải đấu. VĐV phải chịu hoàn toàn bất kỳ chấn thương nào xảy ra đối với bản thân.

2.2.2.9. Những trang bị bảo vệ sau đây là bắt buộc.

2.2.2.9.1. WKF công nhận găng tiêu chuẩn dùng cho thi đấu, một VĐV đeo găng đỏ và VĐV kia đeo găng xanh.

2.2.2.9.2. Bảo vệ răng.

2.2.2.9.3. WKF chấp nhận mặc giáp (cho tất cả các VĐV) và bảo vệ ngực đối với VĐV nữ.

2.2.2.9.4. Bảo vệ cẳng chân theo tiêu chuẩn WKF, một VĐV đeo màu đỏ và VĐV kia đeo màu xanh.

2.2.2.9.5. Bảo vệ bàn chân theo tiêu chuẩn WKF, một VĐV đeo màu đỏ và VĐV kia đeo màu xanh.

Bảo vệ hạ bộ không bắt buộc. Nếu dùng phải là loại được duyệt bởi WKF.

2.2.2.10. Không sử dụng kính đeo mắt. Có thể đeo kính áp tròng nhưng VĐV phải tự chịu trách nhiệm về sự rủi ro cho bản thân.

2.2.2.11. Cấm sử dụng đồ trang sức, quần áo hay trang bị không được phép.

2.2.2.12. Tất cả các trang bị bảo vệ phải được WKF công nhận.

2.2.2.13. Nhiệm vụ của trọng tài giám sát là phải đảm bảo rằng trước mỗi vòng đấu hay trận đấu các VĐV phải mặc đúng trang bị được phê duyệt. (Trong trường hợp tại giải vô địch châu lục, quốc tế hay quốc gia, các trang bị được phê duyệt bởi WKF phải được chấp nhận không thể từ chối).

2.2.2.14. Việc sử dụng băng gạc, miếng bịt hay các vật trợ giúp do chấn thương phải được sự đồng ý của TTC dựa vào ý kiến bác sĩ của giải.

2.2.3 Đối với huấn luyện viên:

Trong suốt thời gian diễn ra giải đấu, HLV sẽ mặc quần áo thể thao của liên đoàn quốc gia họ và đeo thẻ HLV. Ngoại trừ tại các trận đấu tranh huy chương của giải đấu chính của WKF, HLV nam cần phải mặc một bộ đồ đen, áo sơ mi và cà vạt – trong khi HLV nữ có thể chọn mặc áo đầm, đồ tây hay áo khoác và váy màu tối. HLV có thể dùng khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại được WKF chấp nhận giống như TTC và TTP.

Giải thích:

I. Các VĐV chỉ được đeo 1 đai, đai đỏ là AKA và đai xanh là AO. Đai chỉ trình độ của VĐV không được phép đeo trong khi thi đấu.

II. Bảo vệ răng phải khít hàm.

III. Nếu VĐV vào thảm thi đấu mà ăn mặc không hợp lệ, VĐV này không bị truất quyền ngay, thay vào đó sẽ được cho một phút để sửa sang lại trang phục.

IV. Nếu HĐTT đồng ý, các trọng tài có thể được phép cởi áo vest.

ĐIỀU 3: TỔ CHỨC THI ĐẤU KUMITE

3.1. Một giải thi đấu karate có thể bao gồm thi đấu Kumite và / hoặc thi đấu Kata. Thi đấu Kumite có thể chia thành thi đấu đồng đội (match) và thi đấu cá nhân (bout). Thi đấu cá nhân có thể chia ra theo các độ tuổi và hạng cân. Các hạng cân được chia ra theo các trận đấu. Thuật ngữ “trận đấu (đơn) – bout” còn là chỉ thi đấu Kumite cá nhân giữa từng cặp đối kháng từ các thành viên của đội.

3.2. Đối với Giải vô địch WKF và châu lục, bốn người đạt huy chương (vàng, bạc và hai đồng) của sự kiện trước sẽ được chọn làm “hạt giống”. Đối với giải Karate 1-Premier League, là tám VĐV được xếp hạng đầu trong bảng xếp hạng WKF (WKF World Ranking) trước khi cuộc thi được tổ chức. “Tiêu chuẩn hạt giống” sẽ không hạ xuống thấp hơn kể cả trong trường hợp không có VĐV đủ điều kiện để làm hạt giống.

3.3. Hệ thống đấu loại với hình thức đấu vớt (repechage) sẽ được áp dụng nếu không phải là giải đấu đặc biệt. Khi hệ thống đấu vòng tròn (round-robin) được sử dụng, nó sẽ tuân theo cấu trúc được mô tả trong PHỤ LỤC 14: THỂ THỨC ĐẤU VÒNG TRÒN (KUMITE).

3.4. Thủ tục cân đo được quy định trong PHỤ LỤC 13: THỦ TỤC CÂN ĐO

3.5. Trong thi đấu cá nhân không được phép thay VĐV khác sau khi đã nộp danh sách.

3.6. VĐV tham gia nội dung cá nhân hay đồng đội mà không có mặt khi được gọi thì sẽ bị truất quyền thi đấu (KIKEN) ở nội dung đó. Trong thi đấu đồng đội tỷ số cho lượt đấu không diễn ra sẽ được tính 8-0 nghiêng về đội khác. Truất quyền thi đấu bởi KIKEN có nghĩa là các VĐV sẽ bị loại ở nội dung đó, mặc dù nó không ảnh hưởng đến sự tham gia ở nội dung khác.

3.7. Đồng đội nam gồm 7 VĐV với 5 người thi đấu chính trong 1 vòng đấu. Đồng đội nữ gồm 4 VĐV với 3 người thi đấu chính thức trong 1 vòng đấu.

3.8. Các VĐV là thành viên của một đội. Không cố định các thành viên đã đăng ký.

3.9. Trước mỗi trận đấu, đại diện của mỗi đội phải nộp lên bàn thư ký danh sách VĐV chính thức, ghi rõ họ tên và thứ tự thi đấu của các thành viên trong đội. Các VĐV được lựa chọn từ đội 7 người, hay 4 người và thứ tự thi đấu của họ có thể thay đổi ở mỗi vòng đấu, thứ tự phải được đăng ký trước, khi đã đăng ký thì không được thay đổi cho đến khi vòng đấu kết thúc. Một đội sẽ bị truất quyền thi đấu (SHIKKAKU) nếu như bất kỳ thành viên nào hoặc HLV của đội thay đổi thành phần đội hoặc thứ tự thi đấu mà không được đăng ký bằng văn bản trước khi vòng đấu diễn ra. Trong thi đấu đồng đội, một VĐV bị thua khi nhận hình phạt Hansoku hoặc Shikkaku, bất kỳ điểm nào của VĐV bị truất quyền sẽ được tính bằng 0 và tỷ số cho trận đấu này sẽ được tính 8-0 nghiêng về đội kia.

Giải thích:

I. Một “vòng đấu” (round) là từng giai đoạn riêng biệt của giải nhằm để cuối cùng xác định ai được vào chung kết. Trong vòng đấu loại đầu tiên sẽ loại ra 50% VĐV tính cả những VĐV được ưu tiên. Điều này có nghĩa vòng đấu được xem như tương đương với 1 giai đoạn đấu loại hay là đấu vớt (repechage). Thi đấu vòng tròn (round robin) có nghĩa là trong 1 bảng tất cả các VĐV sẽ phải đấu 1 trận với các VĐV còn lại.

II. Lưu ý rằng “Một trận đấu đơn (bout)” đề cập đến một trận đấu cá nhân giữa hai (2) VĐV. Trong khi đó “Một trận đấu đội (match)” là tổng số tất cả các trận đấu của các thành viên của hai đội.

III. Việc sử dụng tên gọi của VĐV có thể gây khó khăn trong việc phát âm và nhận dạng. Do đó các số đeo của giải sẽ được phát và sử dụng.

IV. Khi xếp hàng trước trận đấu, mỗi đội sẽ cử ra các VĐV chính thức cho vòng đấu đó. Những VĐV dự bị và HLV không được tính và sẽ ngồi ở khu vực dành riêng cho họ.

V. Để tham dự thi đấu, các đội nam phải có mặt ít nhất 3 VĐV và các đội nữ ít nhất có 2 VĐV tham gia. Đội nào có ít hơn số lượng VĐV theo quy định sẽ bị tước quyền thi đấu (Kiken).

VI. Khi công bố truất quyền thi đấu bởi KIKEN trọng tài chính sẽ báo hiệu bằng cách chỉ ngón tay về phía của VĐV hoặc đội vắng mặt, hô ” Aka / Ao Kiken “, sau đó hô “Aka/Ao no Kachi” và ra tín hiệu Kachi (thắng) cho đối thủ.

VII. Bản đăng ký thứ tự thi đấu do HLV hoặc một (1) VĐV trong đội được chỉ định nộp. Nếu HLV nộp thì phải có chức danh rõ ràng, nếu không có thể bị từ chối. Bản đăng ký phải bao gồm tên quốc gia hay câu lạc bộ, màu đai được phát cho đội trong trận đấu đó và thứ tự thi đấu của các thành viên trong đội. Phải bao gồm cả tên và số đeo của các VĐV cùng chữ ký do HLV hay người được chỉ định.

VIII. Các HLV phải xuất trình giấy chứng nhận cùng với các VĐV hoặc đội của mình tới bàn thư ký. HLV phải ngồi ở ghế được cung cấp và không được can thiệp vào hoạt động của trận đấu bằng lời nói hay hành động.

IX. Nếu có sai sót trong khi lập bản đăng ký, một VĐV không đúng lượt lên thi đấu thì không cần biết kết quả trận đấu thế nào, trận đấu này sẽ bị coi là không hợp lệ và bị huỷ bỏ. Để tránh những sai sót như vậy, VĐV thắng của mỗi trận đấu (đơn hoặc đội) phải đến bàn điều hành ký xác nhận chiến thắng trước khi rời thảm đấu.

ĐIỀU 4: TỔ TRỌNG TÀI

4.1. Tổ trọng tài bao gồm 1 trọng tài chính (Shushin), 4 trọng tài phụ (Fukushin) và 1 trọng tài giám sát (Kansa).

4.2. Trọng tài chính, trọng tài phụ và trọng tài giám sát (Kansa) trong trận đấu Kumite không được có cùng quốc tịch hoặc cùng liên đoàn với VĐV đấu trong trận đó.

4.3. Phân công và triển khai tổ trọng tài

– Tại vòng loại thư ký hội đồng trọng tài sẽ tạo điều kiện cho kỹ thuật viên hệ thống phần mềm vào danh sách các trọng tài chính, trọng tài phụ làm nhiệm vụ tại thảm. Danh sách này được làm bởi thư ký HĐTT khi có sơ đồ thi đấu của các Đối thủ và biên bản hội ý trọng tài. Danh sách này chỉ có các trọng tài trong cuộc họp đó và phải tuân thủ các tiêu chuẩn nêu trên. Khi có danh sách trọng tài tham gia, kỹ thuật viên nhập hệ thống danh sách đó; 4 trọng tài phụ, 1 trọng tài chính và 1 giám sát được giao nhiệm vụ thảm sẽ được hệ thống phần mềm lựa chọn một cách ngẫu nhiên.

– Tại các trận tranh huy chương, Quản lý sàn sẽ cung cấp cho chủ tịch hội đồng trọng tài và thư ký danh sách 8 trọng tài chính thức từ sàn của họ sau khi các trận đấu vòng loại kết thúc. Khi danh sách trọng tài được chủ tịch HĐTT phê duyệt, sẽ giao cho kỹ thuật viên phần mềm để nhập vào hệ thống. Hệ thống đó sẽ phân bổ ngẫu nhiên chỉ có 5 trọng tài trong số đó bắt trận đấu.

4.4. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho điều hành trận đấu (bouts/matches), 2 quản lý sàn, 1 phụ sàn hỗ trợ Quản lý, 1 người giám sát điểm và 1 người ghi điểm sẽ được bổ nhiệm. Một ngoại lệ là ở các sự kiện Olympic, chỉ có một quản lý sàn.

Giải thích:

I. Khi bắt đầu trận đấu Kumite, TTC đứng ngoài mép của thảm đấu. Đứng bên trái TTC là TTP số 1 và 2, bên phải là TTP số 3 và 4.

II. Sau nghi thức cúi chào nhau của các VĐV và tổ trọng tài, TTC lùi một bước, các TTC và TTP quay vào trong và cúi chào nhau sau đó tất cả về vị trí của mình.

III. Khi thay đổi tổ trọng tài, tổ trọng tài cũ ngoại trừ trọng tài giám sát (TTGS), trở về vị trí như ban đầu của trận đấu (đơn/đội), cúi chào nhau, rồi cùng rời khỏi khu vực thi đấu.

IV. Khi thay đổi một TTP, TTP mới bước đến chỗ trọng tài cũ, cùng cúi chào và đổi vị trí.

V. Trong các trận thi đấu đồng đội các trọng tài cần thiết phải có trình độ tương đương, vị trí của TTC và TTP có thể xoay vòng giữa các lượt đấu (đơn).

ĐIỀU 5: THỜI GIAN CỦA TRẬN ĐẤU

5.1. Thời gian của trận đấu Kumite được quy định là 3 phút đối với nội dung kumite nam và nữ cấp cao (senior) (cả đồng đội và cá nhân). Ở nội dung “dưới 21 tuổi” là 3 phút đối với cả nam và nữ. Ở nội dung “lứa tuổi thiếu niên” (Cadet) và “trẻ” (Junior) là 2 phút cho cả hai giới.

5.2. Thời gian của trận đấu bắt đầu khi TTC ra hiệu bắt đầu, và dừng lại giữa chừng khi TTC hô “YAME”.

5.3. Trọng tài bấm giờ sẽ ra hiệu bằng tiếng chuông hoặc loa điện, để báo còn “15 giây nữa” hay “hết giờ”. Tín hiệu “hết giờ” sẽ báo kết thúc trận đấu.

5.4. Thời gian VĐV được nghỉ ngơi giữa các trận đấu bằng thời gian tiêu chuẩn của một trận đấu. Ngoại trừ trường hợp phải thay đổi màu trang thiết bị (đai, găng, giáp,…) thì thời gian được kéo dài đến 5 phút.

ĐIỀU 6: GHI ĐIỂM

6.1. Điểm ghi được sẽ bao gồm như sau:

a. IPPON: 3 điểm

b. WAZA-ARI: 2 điểm

c. YUKO: 1 điểm

6.2. Điểm được tính khi một kỹ thuật được thực hiện theo những tiêu chuẩn sau vào vùng ăn điểm:

a. Đòn thế đẹp

b. Tinh thần thể thao

c. Mạnh (có lực)

d. Ý thức phòng thủ (Zanshin)

e. Đúng thời điểm

f. Cự ly chuẩn

6.3. IPPON được dành cho những kỹ thuật sau:

a. Các đòn đá Jodan

b. Bất kỳ kỹ thuật ghi điểm nào được thực hiện khi đối thủ bị quật hoặc ngã.

6.4. WAZA-ARI được dành cho những kỹ thuật sau: Các đòn đá Chudan

6.5. YUKO được dành cho những kỹ thuật sau:

a. Chudan hoặc Jodan Tsuki

b. Chudan hoặc Jodan Uchi

6.6. Các đòn tấn công được giới hạn trong các vùng sau:

a. Đầu

b. Mặt

c. Cổ

d. Bụng

e. Ngực

f. Lưng

g. Lườn

6.7. Một kỹ thuật ăn điểm được thực hiện vào đúng lúc có hiệu lệnh kết thúc trận đấu thì được coi là có giá trị. Một kỹ thuật cho dù có hiệu quả mà được thực hiện sau khi có lệnh tạm dừng hoặc chấm dứt trận đấu sẽ không được tính điểm và người thực hiện có thể còn bị phạt.

6.8. Không một kỹ thuật nào cho dù có chuẩn về mặt kỹ thuật sẽ được tính điểm nếu như cả 2 đấu thủ ở ngoài thảm đấu. Tuy nhiên, nếu như một trong hai VĐV ra đòn chính xác mà vẫn còn ở trong thảm đấu và trước khi TTC hô “Yame” thì đòn đó sẽ được tính điểm.

Giải thích:

Để được tính điểm, một kỹ thuật thực hiện phải nằm trong vùng ghi điểm như mục 6.6 ở trên. Đòn thực hiện phải được kiểm soát và đáp ứng 6 tiêu chuẩn tính điểm như mục 6.2 ở trên.

Thuật ngữ Tiêu chuẩn kỹ thuật
  
Ippon(3 điểm)được tính cho:1. Các đòn đá Jodan chỉ đòn đá vào mặt, đầu và cổ.2. Bất kỳ đòn ghi điểm nào khi đối thủ bị quật ngã, bị ngã xuống sàn hay bị trượt chân
  
Waza-Ari(2 điểm)được tính cho:Các đòn đá Chudan chỉ đòn đá vào bụng, ngực, lưng và lườn.
  
Yuko(1 điểm)được tính cho:1. Đòn đấm (Tsuki) vào 1 trong 7 vùng được tính điểm ngoại trừ vùng phía sau đầu và cổ.2. Đòn tấn công (Uchi) vào 1 trong 7 vùng được tính điểm.

I. Vì lý do an toàn, các đòn quật mà đối thủ bị giữ dưới thắt lưng, quật không được giữ lại (không khống chế) hay đòn quật nguy hiểm, hay trọng tâm người bị quật cao hơn hông người quật đều bị cấm hoặc bị phạt. Ngoại trừ kỹ thuật quét chân trong Karate hợp lệ không đòi hỏi đối thủ phải kiềm chế trong khi thực hiện như ashi- barai, Ko uchi gari, kani waza… Sau mỗi đòn quật được thực hiện, VĐV thực hiện ngay một kỹ thuật ăn điểm.

II. Khi một VĐV bị quật đúng luật, trượt, ngã hay vì lý do nào đó mà phần thân của cơ thể chạm vào thảm và cùng lúc đó đối thủ thực hiện đòn ghi điểm thì điểm sẽ được tính IPPON (3 điểm).

III. Một kỹ thuật được coi là “”Đòn đẹp””nghĩa là thể hiện hiệu quả đặc biệt được chấp nhận theo quan niệm truyền thống của Karate.

IV. Phong cách thể thao là một yếu tố của đòn thế đẹp và chỉ thái độ không ác ý với sự tập trung cao độ khi ra đòn ăn điểm.

V. “”Đòn mạnh”” nghĩa là đòn có lực và có tốc độ thể hiện ý chí muốn chiến thắng.

VI. Ý thức phòng thủ (ZANSHIN) là một tiêu chuẩn thường bị bỏ qua khi điểm được ghi. Đó là lúc mà VĐV vẫn duy trì được trạng thái tập trung, quan sát và luôn ý thức sẵn sàng trước đòn phản công của đối phương. Ví dụ, VĐV không được quay mặt đi trong khi ra đòn và ngay cả sau khi ra đòn vẫn phải hướng mặt về phía đối phương.

VII. “”Đúng thời điểm”” nghĩa là một kỹ thuật tung ra đúng lúc để đạt hiệu quả cao nhất.

VIII. “”Cự ly chuẩn”” cũng có nghĩa tương tự như kỹ thuật tung ra ở khoảng cách chính xác để đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, nếu tung một đòn kỹ thuật vào đối thủ đang có di chuyển nhanh thì hiệu quả của đòn đó sẽ giảm xuống.

IX. Khoảng cách cũng liên quan đến mục tiêu của đòn đánh hoàn chỉnh hay đòn chạm hoặc gần chạm. Một đòn đấm hoặc đá “chạm da” và vị trí nào đó ở mặt, đầu hoặc cổ còn cách 5cm thì được gọi là khoảng cách chuẩn. Tuy nhiên, các đòn kỹ thuật Jodan tới mục tiêu trong khoảng cách 5cm mà làm đối thủ không thể đỡ hoặc tránh được thì được coi là ghi điểm, miễn là có kỹ thuật và đáp ứng được các tiêu chuẩn khác. Đối với lứa tuổi thiếu niên và lứa tuổi trẻ “không chạm” vào đầu, mặt hoặc cổ được ưu tiên hơn là được phép chạm rất nhẹ (phân biệt với thuật ngữ “chạm da” đã đề cập ở trước) cho các đòn đá Jodan và khoảng cách tính điểm lên đến 10cm.

X. Một đòn đánh không có giá trị thì vẫn là không có giá trị cho dù nó được thực hiện

đâu và như thế nào. Một đòn kỹ thuật được thực hiện không đúng tư thế hay thiếu lực sẽ không được tính điểm.

XI. Những đòn đánh dưới đai có thể tính điểm nếu chúng ở trên phần xương mu. Cổ là vùng ăn điểm và yết hầu cũng vậy. Tuy nhiên, không được phép chạm vào yết hầu, điểm có thể được tính cho đòn có khống chế và không chạm.

XII. Một đòn đánh vào vùng xương bả vai có thể được ăn điểm. Vùng không được tính điểm của vai chính là chỗ nối của xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn.

XIII. Tiếng chuông báo hết giờ sẽ chấm dứt mọi khả năng ghi điểm trong trận đấu đó, thậm chí TTC do sơ xuất không dừng ngay trận đấu. Tuy nhiên, tiếng chuông báo hết giờ không có nghĩa việc phạt sẽ không được áp dụng. Tổ trọng tài có quyền tiến hành áp dụng phạt cho tới khi VĐV rời thảm đấu sau khi trận đấu kết thúc, còn sau thời gian đó thì phải do Hội đồng kỷ luật quyết định.

XIV. Nếu hai VĐV cùng đánh chạm nhau vào cùng một thời điểm thì tiêu chí “”Đúng thời điểm”” theo định nghĩa không được áp dụng, và phán quyết chính xác là không tính điểm. Cả hai VĐV đều có thể nhận điểm của mình nếu mỗi người có hai “Cờ” ủng hộ cho họ, và các điểm số đều xảy ra trước khi “”Yame” “- và các tín hiệu thời gian.

XV. Nếu một VĐV ghi điểm với nhiều kỹ thuật liên tiếp trước khi trận đấu kết thúc, VĐV sẽ chỉ được tính điểm cho kỹ thuật nào có hệ số điểm cao hơn, bất kể thứ tự các kỹ thuật ghi điểm. Ví dụ: Nếu một đoàn đá theo sau một đòn đấm thành công thì điểm sẽ chỉ được tính cho đòn đá mặc dù đòn đấm ghi điểm trước do đòn đá có hệ số điểm cao hơn.

ĐIỀU 7: TIÊU CHUẨN ĐỂ QUYẾT ĐỊNH

7.1. Kết quả của trận đấu được quyết định khi một VĐV dẫn cách biệt 8 điểm; hoặc hết giờ, khi một VĐV có số điểm cao hơn; ưu thế về việc ghi điểm đầu tiên một cách dễ dàng (SENSHU) hay là theo quyết định (HANTEI); hoặc một VĐV do phải nhận HANSOKU, SHIKKAKU, hay KIKEN.

7.2. Thường không có kết quả hòa đối với trận thi đấu cá nhân. Chỉ ở thi đấu đồng đội hoặc trong thi đấu vòng tròn khi trận đấu kết thúc với số điểm bằng nhau hoặc không có điểm, và cũng không có VĐV nào đạt SENSHU, TTC sẽ thông báo tỉ số hòa (HIKIWAKE).

7.3. Trong bất kỳ trận đấu nào khi trận đấu kết thúc với số điểm bằng nhau nhưng có 1 VĐV đạt “ưu thế việc ghi điểm đầu tiên một cách dễ dàng” (SENSHU), VĐV đó sẽ được quyết định là người thắng cuộc. Ở bất kỳ trận đấu cá nhân nào, nếu ở đó kết thúc mà không có điểm nào được ghi hoặc với số điểm bằng nhau và không có VĐV nào đạt “ưu thế việc ghi điểm đầu tiên một cách dễ dàng” thì TTC và 4 TTP sẽ ra biểu quyết cuối cùng. Quyết định này sẽ chỉ ra một VĐV thắng cuộc và VĐV còn lại buộc phải tuân theo, và được thực hiện dựa trên cơ sở sau:

a) Thái độ, tinh thần thi đấu và thể lực của VĐV.

b) Ưu thế về chiến thuật và kỹ thuật.

c) VĐV nào làm chủ trận đấu.

7.4. Một VĐV đang có lợi thế SENSHU mà bị nhận nhắc nhở loại 2 (C2) cho hành vi trốn tránh trận đấu ứng với các trường hợp sau: Jogai, chạy trốn, các đòn ôm ghì, tóm, vật, đẩy ngực khi thời gian trận đấu còn ít hơn 15 giây, VĐV sẽ tự động mất quyền lợi thế SENSHU. TTC trước tiên sẽ ra tín hiệu cho lỗi bị vi phạm và tìm sự ủng hộ từ các TTP. Khi TTC nhận được tối thiểu 2 ý kiến ủng hộ, TTC sẽ ra tín hiệu cho loại lỗi C2 bị vi phạm sau đó là tín hiệu SENSHU và cuối cùng là tín hiệu hủy bỏ (TORIMASEN). Cùng lúc đó TTC sẽ hô AKA/AO SENSHU TORIMASEN.

Nếu SENSHU bị thu hồi trong vòng 15 giây cuối cùng của trận đấu sẽ không có SENSHU nào nữa được trao cho các VĐV.

Trong trường hợp SENSHU đã được trao cho một VĐV nhưng một phản đối bằng video thành công xác định rằng đối thủ kia cũng ghi điểm, và điểm số trên thực tế không bị bỏ qua, thủ tục tương tự cũng được sử dụng để hủy bỏ SENSHU.

Đội thắng cuộc là đội có nhiều trận thắng nhất bao gồm những trận thắng bằng SENSHU. Có thể cả hai đội có số trận thắng bằng nhau thì đội có nhiều điểm hơn tính cho cả trận thắng và trận thua là đội chiến thắng. Trận đấu sẽ kết thúc tại thời điểm khi có sự cách biệt điểm số là 8 hoặc hơn.

7.5. Nếu cả hai đội có số trận thắng và số điểm bằng nhau thì một trận đấu quyết định sẽ được tiến hành. Mỗi đội có thể đề cử bất kỳ một VĐV nào trong đội của mình cho trận đấu quyết định, bất kể người đó đã từng tham chiến trong một trận đấu trước đó giữa hai đội. Trường hợp trận đấu thêm vẫn không xác định được đội chiến thắng dựa trên ưu thế điểm và không có bất cứ VĐV nào đạt SENSHU thì kết quả trận đấu sẽ được quyết định bằng biểu quyết HANTEI của TTC và 4 TTP giống như trận đấu cá nhân. Kết quả của HANTEI cho trận đấu thêm sẽ quyết định kết quả của trận đấu đồng đội.

7.6. Trong các trận thi đấu đồng đội, khi một đội có những trận thắng thuyết phục hay có điểm thắng thuyết phục thì đội đó sẽ được công nhận là đội chiến thắng và trận đấu sẽ kết thúc và không có thêm trận đấu nào diễn ra nữa.

7.7. Trong trường hợp cả AKA và AO đều bị loại trong cùng trận đấu bởi Hansoku, thì đối thủ dự kiến cho vòng tiếp theo sẽ giành chiến thắng mà không cần phải thi đấu (và không có kết quả nào được công bố), Ngoại trừ trong một trận đấu tranh huy chương, người chiến thắng sẽ được quyết định bởi HANTEI, nếu không có VĐV nào đạt SENSHU.

Giải thích:

I. Khi quyết định kết quả trận đấu bằng việc biểu quyết (HANTEI) vào cuối trận đấu không phân thắng bại, TTC sẽ rời khu vực thảm đấu hô “HANTEI”, rồi thổi hai hồi còi, các TTP sẽ bày tỏ quan điểm của mình bằng cờ hiệu và cùng lúc đó TTC đưa ra ý kiến bằng tín hiệu tay. TTC thổi một tiếng còi ngắn, trở về vị trí ban đầu rồi công bố quyết định và sẽ chỉ ra người thắng cuộc như bình thường.

II. “Ưu thế về việc ghi điểm đầu tiên một cách dễ dàng” (SENSHU) phải được hiểu khi một VĐV ghi điểm đầu tiên lên đối thủ mà đối thủ không ghi điểm lại trước khi có tín hiệu. Trong trường hợp cả 2 VĐV cùng ghi điểm trước tín hiệu sẽ không có “Ưu thế về việc ghi điểm đầu tiên một cách dễ dàng” được tính và cả 2 VĐV có thể đạt SENSHU vào lần sau trong trận đấu.

ĐIỀU 8: CÁC HÀNH VI BỊ CẤM

Các hành vi bị cấm được chia thành 2 loại: loại 1 và loại 2.

– Loại 1: (C1)

1. Các đòn đánh quá mạnh vào vùng ghi điểm và đòn đánh vào yết hầu.

2. Các đòn đánh vào tay hoặc chân, hạ bộ, khớp hoặc mu bàn chân.

3. Các đòn tấn công vào mặt bằng kỹ thuật mở bàn tay.

4. Các đòn quăng quật nguy hiểm hoặc bị cấm.

– Loại 2: (C2)

1. Giả vờ hoặc cường điệu hóa chấn thương.

2. Ra ngoài thảm đấu (JOGAI) không phải gây ra bởi đối thủ.

3. Tự gây nguy hiểm cho mình trong khi đuổi theo ra đòn để chính mình bị chấn thương, không để ý để bảo vệ hữu hiệu (MUBOBI).

4. Pha đánh nhằm ngăn cản cơ hội ghi điểm của đối phương.

5. Thụ động – không cố gắng tham chiến (không thể được đưa ra khi thời gian trận đấu còn ít hơn 15 giây)

6. Các đòn ôm ghì, vật, đẩy ngực mà không thực hiện kỹ thuật ghi điểm hoặc quật xuống sau đó.

7. Tóm đối thủ bằng 2 tay vì bất kỳ lý do nào khác ngoài việc quật khi bắt được đòn đá của đối thủ.

8. Tóm lấy tay hoặc áo của đối thủ bằng 1 tay mà không lập tức thực hiện kỹ thuật ghi điểm hoặc quật xuống sau đó.

9. Các kỹ thuật, xét về bản chất không thể khống chế được để đảm bảo sự an toàn cho đối phương, những đòn tấn công gây nguy hiểm và không khống chế được.

10. Các đòn tấn công bằng đầu, đầu gối hoặc cùi chỏ.

11. Nói hoặc chọc tức đối phương, không nghe theo lệnh của TTC, có những hành vi bất lịch sự, khiếm nhã đối với các quan chức trọng tài hoặc những vi phạm thuộc về võ phép.

Giải thích:

I. Thi đấu karate là một hình thức thi đấu thể thao, do đó có một vài kỹ thuật nguy hiểm phải được loại bỏ và tất cả các kỹ thuật nhất thiết phải khống chế. Các VĐV được tập luyện có thể chịu đựng được các đòn đánh khá mạnh vào những vùng có cơ bụng, còn thực tế những vùng như đầu, mặt, cổ, háng, khớp là những vùng rất dễ bị chấn thương. Vì vậy, bất cứ kỹ thuật nào thực hiện mà gây chấn thương cho đối phương đều bị phạt trừ khi lỗi do người bị chấn thương gây ra. Các VĐV phải thể hiện được các kỹ thuật có khống chế và đẹp. Nếu không thể, nghĩa là những kỹ thuật sai thì họ sẽ bị nhắc nhở hoặc bị phạt. Cần đặc biệt chú ý đối với lứa tuổi thiếu niên và lứa tuổi trẻ.

II. Đánh chạm mặt – đối với lứa tuổi thanh niên (<U21, Senior: từ 18 tuổi trở lên):

Đối với các VĐV ở lứa tuổi thanh niên, đòn đánh không gây chấn thương, đánh nhẹ, đánh “chạm” có khống chế vào mặt, đầu và cổ thì được cho phép (nhưng không phải vào yết hầu). Nếu đòn đánh chạm mà TTC cho là quá mạnh, nhưng không đến mức làm mất khả năng chiến đấu của VĐV thì có thể bị nhắc nhở (CHUKOKU). Lần thứ 2 giống trường hợp như trên sẽ nhận KEIKOKU. Thêm lần vi phạm nữa sẽ bị nhận HANSOKU CHUI. Bất kỳ va chạm nào khác nữa, mặc dù không ảnh hưởng đến cơ hội giành chiến thắng của đối phương sẽ bị hình phạt HANSOKU

III. Đánh chạm mặt – đối với lứa tuổi thiếu niên (Cadet: 14-15 tuổi) và trẻ (Junior: 16-17 tuổi):

Đối với các VĐV ở lứa tuổi này, không được phép chạm khi thực hiện các kỹ thuật tay. Bất cứ va chạm nào vào đầu, mặt, cổ được cho không kể nhẹ đến mức độ nào đều sẽ bị phạt, giống như mục 2 ở trên, trừ khi lỗi do người bị chấn thương gây ra (MUBOBI). Các đòn đá Jodan cho phép “chạm nhẹ nhất” (“chạm da”) và có thể được tính điểm. Bất cứ va chạm nào hơn mức “chạm da” cũng sẽ bị nhắc nhở hoặc phạt trừ khi lỗi do người bị chấn thương gây ra.

Đối với VĐV dưới 14 tuổi; xem thêm PHỤ LỤC 10 để biết thêm các hạn chế.

IV. TTC phải liên tục quan sát VĐV bị chấn thương cho tới khi trận đấu được tiếp tục. Chỉ một chút chậm trễ trong việc xét đoán thôi cũng đủ để chấn thương nhẹ như chảy máu mũi trở nên nặng hơn. Sự quan sát này sẽ phát hiện ra trường hợp VĐV cố tình làm cho chấn thương nặng hơn để đạt lợi thế chiến thuật. Ví dụ như đánh vào mũi đã bị chấn thương hoặc chà mạnh vào mặt.

V. Những chấn thương từ trước có thể để lại những hậu quả nặng hơn nhiều so với các va chạm vừa xảy ra, vì vậy TTC phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra các hình phạt thích đáng đối với những đòn đánh chạm tưởng như là mạnh. Ví dụ: chỉ mới bị đòn chạm nhẹ đã dẫn đến việc VĐV không thể thi đấu được do ảnh hưởng của chấn thương đã có ở trận đấu trước. Trước khi bắt đầu trận đấu đội hay trận đấu cá nhân, quản lý sàn phải kiểm tra phiếu sức khỏe và phải khẳng định rằng VĐV đủ sức khỏe để thi đấu. Còn TTC cũng phải được thông báo nếu như một VĐV mới vừa được chữa trị chấn thương.

VI. VĐV giả vờ bị chấn thương trước đòn nhẹ để cố tình làm cho TTC phạt đối phương như việc lấy tay ôm mặt, đi loạng choạng hoặc ngã không cần thiết thì ngay lập tức VĐV đó sẽ bị nhắc nhở hoặc bị phạt.

VII. Hình phạt chính xác cho việc giả vờ chấn thương khi Hội đồng trọng tài xác định rằng kỹ thuật trên thực tế đã đủ tiêu chuẩn ghi điểm tối thiểu là HANSOKU CHUI và trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể là HANSOKU hoặc SHIKKAKU. Việc giả vờ bị chấn thương mà nó không có thực là một vi phạm luật nghiêm trọng. Hình phạt SHIKKAKU sẽ được đưa ra đối với VĐV giả vờ chấn thương khi có hành động ngã quỵ xuống và lăn lộn trên sàn mà không được chứng thực theo báo cáo của bác sĩ giải.

VIII. Việc cường điệu hóa một chấn thương có thực thì ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là hành vi không thể chấp nhận được và vì vậy đối với hành vi cường điệu hóa chấn thương ngay lần đầu tiên sẽ nhận hình phạt tối thiểu là HANSOKU CHUI. Sự cường điệu nghiêm trọng hơn như đi loạng choạng, ngã xuống sàn, đứng lên và ngã xuống một lần nữa và vân vân có thể nhận được HANSOKU trực tiếp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vi phạm.

IX. Các VĐV nhận hình phạt SHIKKAKU do giả vờ chấn thương sẽ được đưa ra khỏi thảm đấu và chuyển đến người có thẩm quyền của Ủy ban Y tế WKF giải quyết ngay bằng cách tiến hành kiểm tra VĐV. Ủy ban Y tế sẽ nộp báo cáo trước khi kết thúc giải vô địch để hội đồng trọng tài xem xét liệu có tăng thêm mức độ xử phạt trước khi trình báo cáo của họ cho ban chấp hành (EC). Các VĐV giả vờ chấn thương sẽ phải chịu hình phạt nặng nhất kể cả đình chỉ thi đấu vĩnh viễn.

X. Yết hầu là vùng rất dễ bị tổn thương nên dù bị đánh chạm nhẹ nhất cũng sẽ bị nhắc nhở hoặc phạt trừ khi do lỗi của chính VĐV bị chấn thương gây ra.

XI. Các kỹ thuật quật được chia làm hai loại. Các đòn quét chân thông lệ của Karate như de ashi barai, ko uchi gari.. làm cho đối phương mất thăng bằng hoặc bị quật mà không bị tóm trước – và loại nữa là những đòn quật mà có kèm theo đối phương bị tóm hoặc giữ bằng một tay trong khi quật. Một trường hợp nữa là khi thực hiện đòn quật bằng cả hai tay khi bắt chân đá của đối thủ. Trọng tâm của đòn quật phải không được cao hơn hông và đối phương phải được giữ an toàn trong khi bị quật. Các đòn quật từ vai trở lên như Seio nage, kata garuma… tuyệt đối bị cấm, cũng như các đòn “”hy sinh” như Tomoe nage, Sumi Gaeshi…. Nếu đối phương bị chấn thương do đòn quật, tổ

trọng tài sẽ đưa ra quyết định có nhắc nhở hoặc phạt hay không.

Các VĐV có thể nắm lấy cánh tay của đối thủ hoặc võ phục với một tay để thực hiện một kỹ thuật quật hoặc trực tiếp ghi điểm – nhưng có thể không giữ cho các kỹ thuật liên tục. Giữ bằng một tay phải ngay lập tức thực hiện kỹ thuật ghi điểm hoặc quật xuống hoặc để thoát khỏi việc ngã. Giữ cả hai tay chỉ được phép khi tóm chân đá của đối phương để thực hiện việc quật xuống.

XII. Các đòn đánh mở tay vào mặt bị cấm vì sẽ rất nguy hiểm đến mắt của VĐV.

XIII. JOGAI là tình huống khi chân của VĐV hoặc bất cứ phần nào của cơ thể chạm ra ngoài sàn đấu, ngoại trừ khi VĐV bị đối phương dùng sức đẩy hoặc bị quật ra ngoài sàn đấu. Lưu ý rằng cảnh báo (hay nhắc nhở) sẽ gia tăng mức độ tính từ lần đầu phạm lỗi JOGAI. JOGAI không phải là “ra ngoài lặp đi lặp lại” mà là “ra ngoài không phải do đối phương gây ra”. Tuy nhiên khi thời gian trận đấu còn ít hơn mười lăm giây, TTC sẽ trực tiếp áp dụng HANSOKU CHUI cho người vi phạm.

XIV. Một VĐV ra đòn kỹ thuật ăn điểm và rời sàn đấu trước khi TTC hô “Yame” sẽ được tính điểm và lỗi Jogai sẽ không được tính. Nếu VĐV ghi điểm không thành công thì việc rời sàn đấu sẽ được tính là Jogai.

XV. Nếu AO ra thảm ngay sau khi AKA tấn công ăn điểm thì trọng tài phải hô YAME ngay lập tức để cho điểm và việc AO ra thảm sẽ không được tính. Nếu AO ra thảm hoặc đang bước ra thảm đúng lúc AKA ghi điểm (AKA vẫn còn ở trong thảm) thì sẽ tính điểm cho AKA và AO vẫn bị phạt Jogai.

XVI. Điều quan trọng phải hiểu rằng “”Né tránh trận đấu”” là đề cập đến tình huống một VĐV cố gắng ngăn chặn đối thủ có cơ hội ghi điểm bằng cách sử dụng hành vi câu giờ. VĐV lùi liên tục mà không có đòn phản công hiệu quả, giữ người, ôm, hoặc ra ngoài sàn đấu hơn là để đối phương nắm cơ hội ghi điểm thì anh ta sẽ bị nhắc nhở hoặc bị phạt. Điều này thường xảy ra trong những giây cuối cùng của trận đấu. Nếu vi phạm này xảy ra khi thời gian còn lại của trận đấu còn từ 15 giây trở lên và người đó chưa phạm lỗi loại 2 trước đó thì TTC sẽ áp dụng CHUKOKU cho người vi phạm. Nếu như trước đó đã có 1 lần phạm lỗi Loại 2 thì KEIKOKU sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, nếu vi phạm xảy ra khi thời gian còn lại của trận đấu nhỏ hơn 15 giây thì TTC sẽ trực tiếp đưa ra HANSOKU CHUI (mặc cho người đó không có hoặc đã nhận KEIKOKU loại 2 trước đó). Nếu đã có HANSOKU CHUI loại 2 trước đó, TTC sẽ phạt người vi phạm bằng HANSOKU và công bố chiến thắng cho đối thủ. Tuy nhiên TTC phải chắc rằng hành vi của VĐV không phải là để tự vệ do đối phương tấn công một cách thô bạo và nguy hiểm. Trong trường hợp này chính người tấn công sẽ bị nhắc nhở hoặc bị phạt.

XVII. Sự thụ động đề cập đến các tình huống mà cả hai thí sinh không cố gắng thực hiện kỹ thuật trong một khoảng thời gian dài.

XVIII. Một ví dụ về MUBOBI là khi VĐV lao vào tấn công liên tục mà không chú ý đến sự an toàn của cá nhân. Một số VĐV thường tự mình lao theo những đòn tấn công với dài và không thể đỡ được đòn phản công của đối phương. Những đòn tấn công hở như vậy chính là lỗi MUBOBI và không thể ghi điểm được. Động tác mang tính đóng kịch như một số VĐV thường quay lưng lại đối phương sau khi thực hiện kỹ thuật với hàm ý nhạo báng và để chứng tỏ rằng mình vừa ghi điểm. Lúc này họ quên phòng thủ và không hề để ý gì đến đối phương. Mục đích của họ là nhằm thu hút sự chú ý của TTC đối với cú ra đòn đó. Đây rõ ràng là lỗi MUBOBI. Người vi phạm có thể sẽ phải chịu một đòn đánh mạnh hoặc chịu một chấn thương, và lỗi chính là do anh ta gây nên, TTC sẽ dùng hình phạt Loại 2 để nhắc nhở hay phạt anh ta, mà có thể không đưa ra một hình phạt dành cho VĐV kia.

XIX. Bất cứ hành vi thô lỗ, thiếu lịch sự của 1 VĐV trong đoàn có thể dẫn đến việc truất quyền thi đấu của VĐV đó, hoặc của toàn đội, thậm chí của cả đoàn ra khỏi giải.

ĐIỀU 9: CÁC NHẮC NHỞ VÀ HÌNH PHẠT

CHUKOKU: Được áp dụng cho những vi phạm nhỏ lần đầu của loại lỗi được áp dụng.

KEIKOKU: được áp dụng cho những vi phạm nhỏ mà đã bị nhắc nhở trước đó của loại lỗi được áp dụng hoặc những vi phạm chưa đến mức HANSOKU-CHUI.

HANSOKU CHUI: thường được áp dụng cho những lỗi mà đã nhận KEIKOKU trước đó của trận đấu. Nhắc nhở này có thể được áp dụng ngay cho những vi phạm nghiêm trọng nhưng chưa đến mức phạt HANSOKU.

HANSOKU: đây là hình phạt được áp dụng cho các lỗi vi phạm cực kỳ nghiêm trọng hoặc là đã nhận HANSOKU CHUI trước đó. Hình phạt này sẽ truất quyền thi đấu của VĐV. Trong các trận thi đấu đồng đội, VĐV bị phạm lỗi sẽ được nhận 8 điểm và VĐV vi phạm sẽ nhận 0 điểm.

SHIKKAKU: đây là việc truất quyền VĐV ra khỏi toàn bộ giải đấu bao gồm tất cả nội dung tiếp theo mà người vi phạm đã đăng ký. SHIKKAKU có thể được áp dụng khi VĐV không tuân theo hiệu lệnh của TTC, có hành động sát thủ, hoặc những vi phạm mà nó làm hại đến uy tín và danh dự của Karate, hoặc khi những hành động khác bị coi là vi phạm (làm trái) luật và tinh thần của giải. Trong các trận thi đấu đồng đội, VĐV bị phạm lỗi sẽ được nhận 8 điểm và VĐV vi phạm sẽ nhận 0 điểm.

Trong trường hợp thời gian trận đấu lớn hơn 15 giây. Để trận đấu diễn ra một cách liên tục, các trọng tài có thể dùng các cử chỉ không chính thức để thúc giục các VĐV thi đấu (giống như thủ tục yêu cầu các VĐV bước vào thảm hoặc bước về phía trước thảm) kết hợp với khẩu lệnh “TSUZUKETE” và yêu cầu chấm dứt hành động ôm ghì lấy nhau (giống như thủ tục yêu cầu VĐV lùi lại trên thảm) kết hợp với khẩu lệnh “WARARETE”. Cả hai trường hợp này có thể không cần dừng trận đấu.

Điều này không thay thế cho các nhắc nhở đối với các hành vi vi phạm rõ ràng hoặc trong trường hợp các VĐV không tuân theo lệnh ngay lập tức.

Giải thích:

I. Có 3 mức độ nhắc nhở: CHUKOKU, KEIKOKU và HANSOKU CHUI. Nhắc nhở chính là để VĐV nhận ra rằng mình đã vi phạm luật thi đấu, nhưng chưa đến mức phải nhận hình phạt.

II. Có 2 mức độ hình phạt: HANSOKU và SHIKKAKU. Cả hai đều khiến cho người vi phạm luật bị truất quyền thi đấu ra i) khỏi trận đấu (HANSOKU) – Hoặc ii) khỏi trận đấu và toàn bộ giải đấu (SHIKKAKU). Trong trường hợp hình phạt SHIKKAKU, ngoài hội đồng trọng tài ra nó còn có thể được đưa ra bởi hội đồng kỷ luật dựa trên kết quả khiếu nại.

III. Các nhắc nhở cho lỗi loại 1 (C1) và loại 2 (C2) không được tính gộp lại.

IV. Nhắc nhở có thể được áp dụng trực tiếp cho lỗi phạm luật. Nhưng một khi vi phạm nhiều lần cùng lỗi đó thì mức độ phải tăng lên hoặc truất quyền thi đấu là hợp lý. Ví dụ: không thể nhắc nhở cho lỗi đánh mạnh rồi lại chỉ nhắc nhở cho lần thứ 2 vẫn tiếp tục đánh mạnh.

V. Nhắc nhở CHUKOKU thường được đưa ra khi lần đầu vi phạm về luật nhưng khả năng giành chiến thắng của VĐV không giảm do lỗi của đối phương.

VI. KEIKOKU thường được áp dụng khi khả năng giành chiến thắng của VĐV bị giảm nhẹ (theo ý kiến của tổ trọng tài) do lỗi của đối phương.

VII. HANSOKU CHUI có thể được áp dụng trực tiếp ngay hoặc tiếp theo sau lần nhắc nhở KEIKOKU và nó được áp dụng khi khả năng giành chiến thắng của VĐV bị giảm nghiêm trọng (theo ý kiến của tổ trọng tài) do lỗi của đối phương.

VIII. HANSOKU được áp dụng cho tất cả các lần nhắc nhở trước đó gộp lại và có thể được áp dụng ngay cho các vi phạm luật nghiêm trọng. Nó được áp dụng khi khả năng giành chiến thắng của VĐV bị giảm đến mức hầu như không còn (theo ý kiến của tổ trọng tài) do lỗi của đối phương.

IX. Bất cứ VĐV nào nhận hình phạt HANSOKU vì gây ra chấn thương và theo ý kiến của tổ trọng tài và quản lý sàn là hành động ác ý, nguy hiểm, hoặc bị coi là không đáp ứng được các đòi hỏi khống chế đòn cần thiết theo Luật thi đấu của WKF sẽ được báo cáo lên HĐTT. HĐTT sẽ quyết định VĐV này có bị đình chỉ thi đấu trong giải này và/hoặc là các giải tiếp theo.

X. SHIKKAKU có thể được trực tiếp đưa ra mà không có cảnh báo nào trước đó. Nếu TTC khẳng định rằng một VĐV hành động một cách ác ý (sát thủ) thì không cần xét đến anh ta có gây nên chấn thương cho đối phương hay không về thể chất thì hình phạt chính xác là SHIKKAKU chứ không phải là HANSOKU.

XI. Khi TTC cho rằng HLV đang can thiệp vào tiến trình của trận đấu, TTC sẽ dừng trận đấu lại (YAME), tiếp cận HLV và đưa ra tín hiệu cho hành vi thiếu tôn trọng. Khi TTC khởi động lại trận đấu (TSUZUKETE HAJIME) nếu HLV tiếp tục can thiệp, TTC sẽ dừng trận đấu, tiếp cận HLV một lần nữa và yêu cầu HLV rời khỏi khu vực thi đấu. TTC sẽ không tiếp tục trận đấu khi HLV chưa rời khỏi khu vực thi đấu. Điều này không được coi là một tình huống SHIKKAKU và việc trục xuất HLV chỉ dành cho trận đấu (bout/match) đang diễn ra.

XII. Phải thông báo công khai về hình phạt SHIKKAKU.

ĐIỀU 10: CHẤN THƯƠNG VÀ TAI NẠN TRONG THI ĐẤU

10.1. KIKEN hoặc xử thua là quyết định được đưa ra khi một VĐV hoặc các VĐV không có mặt khi được gọi tên, không thể tiếp tục thi đấu, bỏ cuộc hoặc bị dừng trận đấu theo hiệu lệnh của TTC. Lý do bỏ cuộc có thể là do chấn thương mà không thể đổ lỗi cho đối phương. Xử thua do KIKEN có nghĩa các VĐV sẽ bị loại ở nội dung đó nhưng nó không ảnh hưởng đến sự tham gia ở nội dung khác.

10.2. Nếu 2 VĐV gây chấn thương cho nhau hoặc là do bị chấn thương trước đó và bác sĩ của giải thông báo là không thể tiếp tục thi đấu thì trận đấu sẽ kết thúc bằng phần thắng thuộc về VĐV nào ghi điểm nhiều hơn. Ở giải cá nhân, nếu số điểm bằng nhau thì biểu quyết (HANTEI) của tổ trọng tài sẽ quyết định kết quả trận đấu, nếu không có một VĐV nào đạt SENSHU. Ở giải đồng đội, TTC sẽ thông báo tỉ số hòa (HIKIWAKE), nếu không có một VĐV nào đạt SENSHU. Một trận đấu thêm sẽ quyết định kết quả của trận đấu đội, và nếu xảy ra tình huống chấn thương như trên thì biểu quyết (HANTEI) của tổ trọng tài sẽ quyết định kết quả trận đấu, nếu không có một VĐV nào đạt SENSHU.

10.3. Một VĐV bị chấn thương được bác sĩ của giải thông báo là không đủ sức khỏe thi đấu thì sẽ không được thi đấu tiếp trong giải đó.

10.4. Một VĐV bị thương thắng bằng cách truất quyền thi đấu của đối thủ do chấn thương không được phép tái đấu nữa và chỉ được tiếp tục nếu có sự cho phép của bác sĩ giải đấu.

10.5. Khi VĐV bị chấn thương, ngay lập tức TTC dừng trận đấu và gọi bác sĩ. Bác sĩ chỉ có quyền chẩn đoán và chữa trị chấn thương.

10.6. VĐV bị chấn thương trong trận đấu, thời gian điều trị chấn thương được phép là 3 phút, nếu việc điều trị không xong trong thời gian cho phép, TTC sẽ quyết định VĐV đó có thể tiếp tục thi đấu hay không (theo Điều 13 mục 8d) hoặc là cho thêm thời gian để điều trị.

10.7. Bất cứ VĐV nào ngã, bị quật ngã hoặc bị đo ván không thể đứng thẳng dậy được trong vòng 10 giây thì bị coi là không đủ sức để tiếp tục thi đấu và đương nhiên sẽ bị buộc phải rút lui khỏi tất cả nội dung kumite của giải đó. Trong trường hợp VĐV bị ngã, bị quật ngã hoặc bị đo ván và không thể đứng thẳng lên được ngay lập tức, TTC sẽ gọi bác sĩ và cùng lúc đó miệng bắt đầu đếm từ 1 đến 10 bằng tiếng Anh kết hợp với các ngón tay của mình, mỗi ngón tay sẽ tính là 1 giây. Trong mọi trường hợp khi bắt đầu đếm 10 giây, bác sĩ sẽ được yêu cầu kiểm tra người thi đấu trước khi cuộc thi có thể tiếp tục. Đối với những tình huống thuộc điều luật 10 giây này, VĐV có thể được kiểm tra ngay trên sàn đấu.

Giải thích:

I. Khi bác sĩ thông báo VĐV không đủ sức khỏe để thi đấu thì phải viết ghi chú vào giấy sức khỏe của VĐV đó. Khoảng thời gian không thể thi đấu được vì sức khỏe cũng phải ghi rõ để báo cáo cho các tổ trọng tài khác.

II. VĐV có thể thắng cuộc do đối phương bị truất quyền thi đấu vì những lỗi vi phạm nhỏ loại 1 (C1) gộp lại. Và có lẽ người chiến thắng đã không bị thương tích đáng kể.

III. TTC gọi bác sĩ khi VĐV bị chấn thương và cần được chữa trị bằng cách giơ tay lên và gọi “doctor”(bác sĩ).

IV. Nếu sức khỏe cho phép, VĐV bị thương nên được đưa ra khỏi thảm đấu để khám và điều trị bởi bác sĩ.

V. Bác sĩ chỉ có trách nhiệm cho biết những gì cần làm đúng theo tính chất chuyên môn đối với chấn thương cụ thể của VĐV.

VI. Các TTP sẽ quyết định người chiến thắng trên cơ sở HANSOKU, KIKEN, hoặc SHIKKAKU tùy từng trường hợp.

VII. Trong các trận thi đấu đồng đội, nếu một VĐV của đội nhận KIKEN hoặc bị truất quyền thi đấu (HANSOKU hoặc SHIKKAKU) thì điểm số của đội cho trận đấu đó nếu có cũng đều tính bằng 0 và đối phương sẽ nhận 8 điểm.

ĐIỀU 11: KHIẾU NẠI

11.1. Không ai có thể phản đối lại phán quyết của các thành viên của tổ trọng tài.

11.2. Nếu việc trọng tài có gì vi phạm luật thì chỉ có HLV của VĐV đó hoặc người đại diện chính thức là người duy nhất được phép khiếu nại.

11.3. Khiếu nại phải được trình bày dưới dạng văn bản và phải trình ngay lập tức sau trận đấu (ngoại trừ duy nhất việc khiếu nại liên quan đến sai sót hành chính. Quản lý sàn sẽ phải lập tức nhận ra ngay những sai sót được phát hiện).

11.4. Đơn khiếu nại phải được trình lên đại diện của Hội đồng giải quyết khiếu nại. Họ sẽ xem xét lại hoàn cảnh dẫn đến quyết định khiếu nại. Sau khi xem xét những tình tiết có liên quan, họ sẽ lập báo cáo và được giao quyền giải quyết vấn đề này.

11.5. Nếu có bất kỳ khiếu nại nào về luật qua thông báo của HLV, việc này phải không chậm hơn 1 phút sau khi kết thúc trận đấu. HLV yêu cầu mẫu khiếu nại từ quản lý sàn và có 4 phút để hoàn thành ký và nộp cho quản lý sàn với lệ phí quy định. Quản lý sàn ngay lập tức giao đơn khiếu nại cho đại diện hội đồng giải quyết khiếu nại và sẽ có 5 phút để giải quyết đưa ra quyết định.

11.6. Đơn khiếu nại phải được nộp cùng với tiền lệ phí theo quy định của BCH WKF.

Số tiền và đơn khiếu nại gửi tới đại diện của Hội đồng giải quyết khiếu nại.

11.7. Các thành viên của Hội đồng giải quyết khiếu nại

Hội đồng giải quyết khiếu nại bao gồm 3 đại diện TTC cấp cao được chỉ định bởi HĐTT. Trong đó có 2 người không được cùng một liên đoàn quốc gia. HĐTT cũng nên chỉ định thêm 3 thành viên khác và đánh số từ 1 đến 3. Họ sẽ tự động thay thế trong bất kỳ trường hợp mà các thành viên trong Hội đồng giải quyết khiếu nại được chỉ định ban đầu có thể dẫn đến xung đột về lợi ích như các thành viên trong Hội đồng giải quyết khiếu nại có cùng quốc tịch, cùng quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân với bất kỳ bên nào liên quan đến vụ việc bị khiếu nại, bao gồm tất cả các thành viên của tổ trọng tài liên quan đến vụ việc bị khiếu nại.

11.8. Quy trình giải quyết khiếu nại

Trách nhiệm của bên nhận khiếu nại là triệu tập Hội đồng giải quyết khiếu nại và gửi số tiền phản đối tới Thủ quỹ. Sau khi được triệu tập, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ ngay lập tức đưa ra các yêu cầu và điều tra theo họ thấy là cần thiết để xác định xem có chấp nhận đơn khiếu nại hay không. Mỗi người trong ba thành viên có nghĩa vụ đưa ra phán quyết của mình về tính đúng đắn của đơn khiếu nại. Sự vắng mặt là không được chấp nhận.

11.9. Từ chối khiếu nại

Nếu khiếu nại là không hợp lệ, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ chỉ định một thành viên của mình thông báo bằng miệng tới người khiếu nại rằng khiếu nại đã bị từ chối, đánh dấu văn bản gốc bằng từ “TỪ CHỐI”, và phải có chữ ký của mỗi thành viên trong Hội đồng giải quyết khiếu nại, trước khi gửi đơn khiếu nại tới Thủ quỹ, người sẽ chuyển nó cho quản lý sàn.

11.10. Chấp nhận khiếu nại

Nếu khiếu nại là hợp lệ, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ liên hệ với ban tổ chức (BTC)

và HĐTT để có những biện pháp thực tế để khắc phục tình huống, khả năng bao gồm:

– Đảo ngược các phán quyết trước đó vi phạm luật.

– Hủy bỏ kết quả các trận đấu bị ảnh hưởng từ thời điểm trước đó tới thời điểm phán xét.

– Tiến hành lại các trận đấu bị ảnh hưởng bởi phán xét.

– Ban hành một đề nghị tới HĐTT mà TTC có liên quan để xác nhận sự đồng thuận.

Trách nhiệm còn lại của Hội đồng giải quyết khiếu nại là thực hiện những hành động thận trọng và đúng đắn dù nó sẽ làm gián đoạn chương trình của sự kiện bằng bất cứ giá nào. Đảo ngược quá trình loại bỏ là một lựa chọn cuối cùng để đảm bảo một kết quả công bằng.

Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ chỉ định một thành viên của mình thông báo bằng miệng tới người khiếu nại rằng khiếu nại đã được chấp nhận, đánh dấu văn bản gốc bằng từ “CHẤP NHẬN”, và phải có chữ ký của mỗi thành viên trong Hội đồng giải quyết khiếu nại, trước khi gửi đơn khiếu nại tới Thủ quỹ, người sẽ trả lại lệ phí cho người khiếu nại và chuyển đơn khiếu nại cho quản lý sàn.

11.11. Báo cáo sự cố

Sau khi xử lý vụ việc theo cách thức được quy định trên, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ triệu tập lại và soạn thảo một bản báo cáo sự cố phản đối đơn giản, mô tả các phát hiện của họ và nêu rõ lý do để chấp nhận hoặc từ chối đơn khiếu nại. Bản báo cáo phải được ký bởi cả ba thành viên của Hội đồng giải quyết khiếu nại và đệ trình lên Tổng Thư ký.

11.12. Quyền hạn và giới hạn

Quyết định của Hội đồng giải quyết khiếu nại là quyết định cuối cùng, và chỉ có thể bị bác bỏ bởi quyết định của Ban chấp hành. Hội đồng giải quyết khiếu nại không được áp dụng các biện pháp trừng phạt hoặc hình phạt. Chức năng của họ là đưa ra phán quyết về đơn khiếu nại và thực hiện các hành động cần thiết từ HĐTT và BTC để khắc phục và sửa chữa bất kỳ các quy trình phán quyết của trọng tài được cho là trái luật.

11.13. Điều khoản đặc biệt để xem lại video.
CHÚ Ý: Điều khoản đặc biệt này được hiểu là tách biệt và độc lập với các điều khoản khác của Điều 11 này, và các giải thích khác có liên quan.
Tại giải vô địch cấp cao WKF, thế vận hội Olympic, giải trẻ thế giới, giải châu lục và giải đấu đa môn thể thao, việc sử dụng xem lại video trận đấu là theo yêu cầu. Sử dụng video xem lại cũng được đề nghị cho các cuộc thi khác nếu có thể. Quy trình xem video đính kèm trong PHỤ LỤC 11.

Giải thích:

I. Đơn khiếu nại cần nêu rõ tên của các VĐV, tổ trọng tài điều hành và các chi tiết chính xác có liên quan đến việc khiếu nại. Khiếu nại được trình bày chung chung sẽ không được chấp thuận là khiếu nại hợp lệ. Chi tiết sự việc chứng minh cho giá trị lời khiếu nại phải được nêu ra cùng với đơn khiếu nại.

II. Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ xem xét việc khiếu nại và chứng cứ nêu trong đơn khiếu nại. Hội đồng giải quyết khiếu nại có thể nghiên cứu cả băng video và đặt câu hỏi cho những người có liên quan, nhằm hỗ trợ cho việc kiểm tra một cách khách quan giá trị của khiếu nại.

III. Nếu Hội đồng giải quyết khiếu nại cho việc khiếu nại là đúng thì những biện pháp thích đáng sẽ được áp dụng nhằm tránh sự việc tiếp tục tái diễn ở các trận đấu tiếp theo. Số tiền lệ phí khiếu nại sẽ do thủ quỹ hoàn lại.

IV. Nếu Hội đồng giải quyết khiếu nại cho rằng khiếu nại là không có giá trị, nó sẽ bị bác bỏ và tiền lệ phí sẽ không được hoàn lại và nộp cho WKF.

V. Để các trận đấu diễn ra sau đó không bị trì hoãn, cho dù là có sự chuẩn bị một khiếu nại chính thức. Trách nhiệm của Trọng tài giám sát là phải đảm bảo cho trận đấu (bout/match) diễn ra theo đúng Luật thi đấu.

VI. Trong những trường hợp có sơ suất về mặt hành chính ở trận đấu đang diễn ra, HLV có thể thông báo trực tiếp với quản lý sàn. Cuối cùng, quản lý sàn sẽ thông báo cho TTC.

ĐIỀU 12: QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐẠI DIỆN

Hội đồng Trọng tài

HĐTT sẽ có quyền hạn và trách nhiệm như sau:

1. Cùng với Ban tổ chức bảo đảm công tác chuẩn bị cho mỗi giải thi đấu là tối ưu như bố trí khu vực thi đấu, cung cấp và triển khai các thiết bị, các phương tiện cần thiết và giám sát diễn biến các trận đấu (bout/match), đảm bảo an toàn…vv.

2. Chỉ định và phân công các quản lý sàn (Trưởng ban trọng tài/ trưởng sàn) và các phụ tá quản lý sàn vào các vị trí để thực thi nhiệm vụ đồng thời cũng thực hiện các hành động theo như yêu cầu của quản lý sàn.

3. Giám sát và phối hợp chuyên môn với các trọng tài.

4. Chỉ định các trọng tài thay thế khi cần thiết.

5. Thông qua phán quyết cuối cùng trong trường hợp có một kỹ thuật xảy ra trong trận đấu (bout/match) mà không có trong quy định của luật.

Các quản lý sàn và các phụ tá quản lý sàn

Có quyền hạn và trách nhiệm như sau:

1. Tham gia, chỉ định, theo dõi các trọng tài chính và trọng tài phụ trong tất cả các trận đấu (bout/match) ở sàn đó.

2. Quan sát việc điều hành trận đấu của TTC, TTP ở trên sàn đấu và đảm bảo rằng các trọng tài được phân công là có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Ra lệnh cho TTC dừng trận đấu khi TTGS (Kansa) ra hiệu việc vi phạm luật.

4. Chuẩn bị văn bản, bản báo cáo hàng ngày về việc điều hành trận đấu của từng trọng tài tại sàn của mình và thêm ý kiến nhận xét nếu cần cho HĐTT.

5. Chỉ định 2 TTC đạt chứng nhận A của WKF (WKF Referee A) xem video (VRS).

Giám sát các huấn luyện viên

Nhiệm vụ của giám sát HLV được mô tả ở PHỤ LỤC 11 – XEM LẠI VIDEO

Các trọng tài chính có quyền hạn như sau:

1. TTC (“Shushin”) có quyền điều khiển các trận đấu (bout/match) gồm việc công bố bắt đầu, tạm ngừng và kết thúc trận đấu (bout/match).

2. Cho điểm dựa trên quyết định của các TTP.

3. Dừng trận đấu khi thấy dấu hiệu chấn thương, bị bệnh hoặc không có khả năng tiếp tục thi đấu của VĐV.

4. Dừng trận đấu theo quan điểm của TTC về việc phạm lỗi hay bảo đảm sự an toàn cho VĐV.

5. Dừng trận đấu khi 2 hoặc nhiều hơn các TTP biểu quyết cho điểm hoặc JOGAI.

6. Để chỉ ra các lỗi đã quan sát được (bao gồm cả Jogai), do đó yêu cầu sự đồng ý của các TTP.

7. Yêu cầu các TTP xem xét lại ý kiến của họ trong những trường hợp mà theo quan điểm của TTC, là cơ sở cho việc phán quyết lại của TTP về nhắc nhở hay hình phạt.

8. Triệu tập các TTP để hội ý (SHUGO) về hình phạt SHIKKAKU.

9. Giải thích cho Quản lý sàn, HĐTT, Hội đồng giải quyết khiếu nại nếu cần thiết về cơ sở của việc phán quyết.

10. Thực hiện nhắc nhở hay hình phạt dựa trên ý kiến của các TTP.

11. Thông báo và bắt đầu hiệp phụ khi cần thiết trong nội dung thi đấu đồng đội.

12. Tiến hành biểu quyết các ý kiến của TTP bao gồm cả ý kiến của TTC (HANTEI) và công bố quyết định.

13. Giải quyết tranh chấp.

14. Công bố người thắng cuộc.

15. TTC không chỉ giới hạn thẩm quyền trong phạm vi sàn đấu mà còn ngay ngoài phạm vi của thảm bao gồm việc kiểm soát hành vi của các huấn luyện viên, VĐV, hoặc bất kỳ thành viên nào của các đoàn VĐV tham gia hiện diện trên sàn đấu.

16. TTC là người đưa ra tất cả các hiệu lệnh và khẩu lệnh.

Các trọng tài phụ (Fukushin) có quyền hạn như sau:

1. Ra tín hiệu cho điểm hoặc JOGAI trên quan điểm của TTP.

2. Ra tín hiệu cho sự đánh giá của mình về nhắc nhở hay hình phạt mà TTC đưa ra.

3. Thực hiện quyền biểu quyết khi phải phán quyết.

Trọng tài phụ phải thận trọng quan sát các hành động của VĐV và ra hiệu cho TTC trong các trường hợp sau:

a. Khi nhận thấy có đòn ghi điểm.

b. Khi 1 VĐV di chuyển ra ngoài khu vực thi đấu (Jogai).

c. Khi được TTC yêu cầu biểu quyết để thông qua quyết định về các lỗi khác.

Các trọng tài giám sát (Kansa)

Trọng tài giám sát (KANSA) sẽ hỗ trợ cho Quản lý sàn bằng việc quan sát vòng đấu hay trận đấu đang diễn ra. Nếu quyết định của TTC hoặc TTP không phù hợp với Luật thi đấu, Trọng tài giám sát ngay lập tức sẽ giơ cờ đỏ và thổi còi. Quản lý sàn sẽ yêu cầu TTC dừng trận đấu (bout/match) và sửa chữa sai sót.

Biên bản kết quả của trận đấu phải được ký duyệt bởi Trọng tài giám sát.

Trước khi bắt đầu mỗi trận đấu đồng đội hay trận đấu cá nhân trọng tài giám sát phải đảm bảo rằng trang bị thi đấu của VĐV và võ phục phù hợp với luật thi đấu của WKF. Ngay cả khi ban tổ chức đã kiểm tra trước đó thì Kansa vẫn có trách nhiệm để đảm bảo rằng trang bị phù hợp với quy tắc thi đấu. Giám sát trận đấu sẽ không luân phiên trong trận đấu đồng đội.

Hướng dẫnTrong các tình huống sau Kansa sẽ giơ cờ đỏ và thổi còi: · TTC quên không cho SENSHU.· TTC quên chưa hủy SENSHU.· TTC cho điểm sai VĐV.· TTC ra nhắc nhở/hình phạt sai VĐV.· TTC cho điểm VĐV và lỗi cường điệu C2  cho VĐV kia.· TTC cho điểm VĐV và Mubobi cho VĐV kia. · TTC cho điểm khi kỹ thuật ghi điểm sau Yame hoặc sau hết giờ.· TTC cho điểm VĐV khi họ đã ở ngoài thảm đấu.· TTC ra nhắc nhở/hình phạt đối với lỗi thụ động trong Ato Shibaraku.· TTC ra nhắc nhở/hình phạt C2 nhầm cho VĐV trong Ato Shibaraku.· TTC không dừng trận đấu khi có 2 hoặc nhiều hơn cờ cho điểm hoặc Jogai cùng một VĐV. · TTC không dừng trận đấu khi có yêu cầu xem lại video từ phía  HLV.· TTC không theo ý kiến của đa số.· TTC không gọi bác sỹ trong tình huống luật 10 giây.· TTC cho Hantei/Hikiwake nhưng đã có VĐV đạt SENSHU.· TTP cầm cờ sai tay.· Bảng điểm sai, không đúng thông tin.· Các kỹ thuật thực hiện đúng theo HLV sau Yame hoặc hết giờ.
Trong các tình huống sau Kansa không tham gia vào quyết định của tổ trọng tài:· TTP không giơ cờ cho điểm.· TTP không cho cờ Jogai.· TTP không ủng hộ trọng tài chính khi yêu cầu cho nhắc nhở/hình phạt C1 hoặc C2.· Mức độ va chạm lỗi C1.· Mức độ lỗi C2.· Kansa không có quyền biểu quyết hoặc thẩm quyền trong vấn đề phán quyết về điểm số.· Kể cả trong trận đấu trọng tài chính không nghe hết giờ thì TT giám sát điểm sẽ thổi còi báo chứ không phải là Kansa.

Giải thích:

I. Khi 2 hoặc nhiều hơn các TTP cùng cho điểm hoặc JOGAI chỉ 1 VĐV thì TTC sẽ phải dừng trận đấu và đưa ra quyết định phù hợp. Nếu TTC không dừng trận đấu thì Kansa sẽ giơ cờ đỏ và thổi còi. Khi TTC quyết định dừng trận đấu vì bất kỳ lý do nào khác ngoài tín hiệu của hai hoặc nhiều hơn các TTP, TTC sẽ hô “YAME” cùng một lúc bằng tín hiệu tay. Sau đó các TTP sẽ đưa ra ý kiến của họ và TTC sẽ đưa ra quyết định có sự đồng ý giữa hai hoặc nhiều hơn các TTP.

II. Trong trường hợp cả hai VĐV có điểm, nhắc nhở hoặc hình phạt do hai hoặc nhiều TTP chỉ định, cả hai VĐV sẽ được cho điểm, nhắc nhở hoặc hình phạt.

III. Nếu một VĐV có điểm, nhắc nhở hoặc hình phạt do nhiều hơn 1 TTP đưa ra và điểm số hoặc mức phạt khác nhau giữa các TTP; điểm, nhắc nhở hoặc hình phạt thấp hơn sẽ được áp dụng nếu không có ý kiến đa số cho một mức độ điểm số, nhắc nhở hoặc hình phạt.

IV. Nếu có đa số, nhưng không đồng ý, giữa các TTP về một mức độ điểm, nhắc nhở hoặc hình phạt, quan điểm đa số sẽ xóa bỏ nguyên tắc áp dụng điểm số, nhắc nhở hoặc hình phạt thấp nhất.

V. Khi hội ý (Hantei), ý kiến biểu quyết của TTC và mỗi TTP là có giá trị ngang nhau.

VI. Vai trò của Kansa là phải khẳng định chắc chắn rằng trận đấu (bout/match) được diễn ra đúng theo luật thi đấu. Kansa ngồi đó không phải là việc thêm một TTP. Kansa không được biểu quyết và cũng không có quyền gì trong việc phán quyết ví như việc tính điểm hay không, hay là Jogai. Trách nhiệm duy nhất của Kansa là theo dõi sự phán quyết có tuân thủ theo luật hay không. TTGS không thay đổi trong suốt vòng thi đấu đồng đội.

VII. Trong trường hợp TTC không nghe thấy tiếng chuông báo hết giờ, TT giám sát điểm sẽ thổi còi báo.

VIII. Khi cần giải thích những điều cơ bản về một phán quyết sau trận đấu (bout/match) thì TTP có thể nói với Quản lý sàn, HĐTT hoặc Hội đồng giải quyết khiếu nại, còn lại không cần thiết giải thích cho bất cứ người nào khác.

IX. Một TTC có thể, chỉ dựa trên phán đoán của mình, yêu cầu rời khỏi sàn thi đấu bất kỳ HLV nào có hành vi không đúng đắn, hoặc theo ý kiến của TTC có hành vi làm ảnh hưởng đến trật tự và việc điều hành của trận đấu cho đến khi huấn luyện viên tuân thủ. Thẩm quyền của TTC cũng được mở rộng đến bất kỳ thành viên nào của đoàn VĐV tham gia hiện diện trên sàn đấu.

ĐIỀU 13: BẮT ĐẦU, TẠM NGỪNG VÀ KẾT THÚC TRẬN ĐẤU

13.1. Các thuật ngữ và động tác được TTC và TTP sử dụng trong khi điều hành trận đấu (bout/match) sẽ được quy định trọng phụ lục 1 và 2.

13.2. Các Trọng tài vào các vị trí xác định của mình. Sau khi 2 VĐV chào nhau, TTC sẽ hô “SHOBU HAJIME”, trận đấu bắt đầu.

13.3. TTC sẽ cho dừng trận đấu bằng việc hô “YAME” đồng thời sẽ ra lệnh cho VĐV trở về vị trí ban đầu (MOTO NO ICHI) nếu thấy cần.

13.4. TTC trở về vị trí ban đầu và các TTP sẽ đưa ra ý kiến của mình bằng các tín hiệu. Trong trường hợp điểm được tính TTC sẽ phải nêu rõ VĐV (AKA hoặc AO), vùng tấn công rồi sau đó mới công bố điểm được tính cho đòn đánh đó cùng với động tác tương ứng. TTC sẽ khởi động lại trận đấu bằng lệnh “TSUZUKETE HAJIME”.

13.5. Trong trận đấu khi một VĐV dẫn trước 8 điểm, TTC hô “YAME”, yêu cầu 2 VĐV trở về vị trí ban đầu đồng thời TTC cũng trở về vị trí của mình. TTC sẽ công bố người thắng cuộc bằng cách giơ tay lên về phía VĐV chiến thắng và hô “AO (AKA) NOKACHI”. Trận đấu kết thúc.

13.6. Khi hết giờ, VĐV có số điểm nhiều hơn sẽ được tuyên bố là người thắng cuộc, TTC sẽ giơ tay về phía người thắng cuộc và hô “AO (AKA) NOKACHI”. Trận đấu kết thúc.

13.7. Trong trường hợp hết hiệp phụ vẫn không phân định thắng bại thì HĐTT (TTC và 4 TTP) sẽ quyết định kết quả trận đấu bằng HANTEI.

13.8. Khi gặp tình huống sau, TTC sẽ hô “YAME” để tạm dừng trận đấu:

a. Khi 1 VĐV hoặc cả 2 VĐV ở ngoài thảm đấu.

b. Khi TTC yêu cầu VĐV chỉnh trang lại võ phục hoặc trang bị bảo vệ.

c. Khi VĐV vi phạm luật.

d. Khi TTC xét thấy 1 hoặc cả 2 VĐV không thể tiếp tục trận đấu vì chấn thương, đuối sức hoặc do các lý do khác. Theo ý kiến bác sĩ của giải, TTC sẽ quyết định trận đấu nên tiếp tục hay không.

e. Khi VĐV tóm đối phương mà không thực hiện đòn đánh ngay lập tức hoặc đòn quật.

f. Khi 1 hoặc cả 2 VĐV ngã hay bị quật ngã mà không có VĐV nào cố gắng ngay lập tức thực hiện một kỹ thuật ghi điểm.

g. Khi 2 VĐV tóm hoặc ôm ghì lấy nhau mà không thực hiện thành công đòn quật hay bất kỳ kỹ thuật ghi điểm nào.

h. Khi 2 VĐV áp sát nhau (đẩy ngực) mà không thực hiện đòn quật hay bất kỳ kỹ thuật nào khác.

i. Khi cả 2 VĐV mắc chân nhau do bị ngã hoặc cố quật rồi bắt đầu vật nhau.

j. Khi có điểm ghi hoặc JOGAI do 2 hoặc nhiều hơn các TTP đưa ra cho cùng 1 VĐV.

k. Trong trường hợp theo ý kiến của TTC, đã có phạm lỗi – hoặc tình huống yêu cầu dừng trận đấu vì lý do an toàn.

l. Khi Quản lý sàn yêu cầu.

Giải thích:

I. Khi bắt đầu một trận đấu, trước tiên TTC gọi các VĐV vào vị trí qui định ban đầu. Nếu VĐV bước vào thảm quá vội vã sẽ được nhắc nhở đi chậm lại. Các VĐV phải cúi đầu chào nhau cho đúng, một cái gật đầu vội vã sẽ là thiếu lễ độ và không đúng yêu cầu. TTC có thể ra lệnh chào nhau nếu không VĐV nào tự động bằng cách ra hiệu bằng tay như trong Phụ lục 2 của Luật.

II. Khi khởi động lại trận đấu, TTC phải để ý xem 2 VĐV có đứng đúng vị trí quy định và chuẩn bị thi đấu không. Các VĐV cứ nhún nhảy hoặc không đứng yên được phải được nhắc nhở trước khi trận đấu có thể diễn ra. TTC phải cho khởi động trận đấu ngay không được chậm trễ. Hai VĐV phải chào nhau khi bắt đầu và kết thúc trận đấu.

LUẬT THI ĐẤU KATA

ĐIỀU 1: THẢM THI ĐẤU KATA

1.1. Thảm đấu hình vuông, loại đã được WKF phê duyệt, chiều dài tối thiểu mỗi cạnh là 8m (đo từ mép ngoài của vạch) và cộng thêm 1m về các phía, đó là khu vực an toàn. Như vậy sẽ có một khu vực an toàn rõ ràng là hai mét mỗi bên. Nơi có khu vực thi đấu sàn nâng cao, khu vực an toàn phải thêm 1m mỗi cạnh.

1.2. Thảm phải có màu đồng nhất, ngoại trừ phần diện tích ngoài vùng 8 x 8 của thảm phải khác màu.

1.3. Các trọng tài và kỹ thuật viên phần mềm ngồi cạnh nhau tại bàn đặt ở mép ngoài của thảm phía đối diện với VĐV. Tổ trưởng tổ trọng tài (trọng tài số 1) ngồi ở vị trí gần nhất với kỹ thuật viên phần mềm (người ngồi tại vị trí cuối bàn) so với các trọng tài còn lại.

Giải thích:

  1. Tuyệt đối không được có tấm ngăn, biển, cột quảng cáo…, trong vòng 1m bên ngoài khu vực an toàn của thảm đấu.
  1. Thảm sử dụng ở mặt tiếp xúc với sàn đấu không được trơn nhưng ở mặt trên của thảm phải có độ ma sát thấp. Quản lý sàn phải chắc chắn rằng các phần ghép của thảm không bị xê dịch trong quá trình thi đấu, vì các khe hở có thể gây chấn thương và cản trở VĐV. Mẫu thiết kế phải được Liên đoàn Karate thế giới (WKF) công nhận.

ĐIỀU 2: TRANG PHỤC CHÍNH THỨC

2.1. Các VĐV và các trọng tài phải mặc trang phục chính thức theo quy định dưới đây.

2.2. Hội đồng trọng tài (HĐTT) có thể tước quyền bất cứ thành viên hoặc VĐV nào không tuân thủ theo quy định.

2.2.1 Đối với trọng tài:

2.2.1.1. Các trọng tài phải mặc đồng phục chính thức do HĐTT quy định. Đồng phục này được mặc trong suốt cả giải, các buổi họp giao bang và các buổi tập huấn.

2.2.1.2. Đồng phục chính thức được quy định như sau:

  • Áo vest một hàng khuy màu xanh đậm (Mã màu 19-4023 TPX). 
  • Áo sơ mi trắng cộc tay. 
  • Cà vạt không được gắn kẹp cài.
  • Còi màu đen.
  • Dùng dây treo còi màu trắng.
  • Quần âu màu ghi sáng không gấp nếp ở gấu. (Phụ lục 9)
  • Tất màu xanh đậm hay màu đen đi với giày “lười” màu đen dùng trên thảm đấu.
  • Khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo phải là loại được WKF chấp nhận.
  • Các trọng tài có thể đeo nhẫn kết hôn.
  • TTC hoặc TTP là nữ có thể đeo cặp tóc hoặc bông tai.

2.2.1.3. Đối với Thế vận hội, Thế vận hội Trẻ, giải Lục địa và các giải đấu đa môn thể thao khác, khi đồng phục của trọng tài phụ thuộc vào điều kiện cam kết (LOC) với đơn vị tổ chức, thì đồng phục chính thức cho tổ Trọng tài có thể được thay thế bằng đồng phục chung nhưng văn bản yêu cầu phải được gửi đến WKF bởi người tổ chức sự kiện và được sự chấp thuận của WKF.

2.2.2. Đối với VĐV:

2.2.2.1. Các VĐV phải mặc võ phục màu trắng không có kẻ sọc, đường viền hoặc hình thêu cá nhân ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được sự chấp nhận của ban chấp hành WKF, chỉ có biểu tượng hoặc cờ quốc gia của VĐV nằm ở ngực trái của áo và kích thước tổng thể không vượt quá 12cm x 8cm (xem Phụ lục 7). Chỉ có các nhãn mác của nhà sản xuất mới được có trên áo. Ngoài ra, số hiệu nhận biết do Ban tổ chức cung cấp phải được đeo ở mặt sau của áo. Một VĐV thắt đai đỏ thì VĐV còn lại phải thắt đai xanh. Đai đỏ và đai xanh phải có bề ngang rộng 5cm và có độ dài mỗi bên đai là 15cm tính từ đầu đến nút thắt đai nhưng không được dài quá 3/4 chiều dài đùi. Đai phải là một màu đỏ hoặc xanh đồng nhất, không có hình thêu cá nhân, quảng cáo hay dấu hiệu khác với nhãn hiệu thông thường của nhà sản xuất.

2.2.2.2. Bất kể phần 2.2.2.1 nêu trên, Ban chấp hành vẫn có thể cho phép đeo mác hoặc nhãn hiệu của nhà tài trợ.

2.2.2.3. Áo của VĐV khi thắt chặt đai quanh thắt lưng phải có độ dài tối thiểu đủ để che được phần hông nhưng không được dài quá 3/4 đùi. Đối với VĐV nữ có thể được mặc áo phông trắng bên trong áo thi đấu. Dây buộc áo phải được thắt. Áo không có dây buộc không được phép sử dụng.

2.2.2.4. Chiều dài tối đa của ống tay áo không được dài quá cổ tay và không được ngắn hơn nửa cẳng tay. Tay áo không được xắn lên. Dây buộc giữ trang phục phải được thắt trước khi trận đấu diễn ra. Tuy nhiên nếu dây buộc tụt ra trong trận đấu thì VĐV không cần phải thay đổi võ phục.

2.2.2.5. Quần thi đấu phải đủ dài để che được ít nhất 2/3 cẳng chân và không được chùm mắt cá chân. Ống quần không được xắn lên.

2.2.2.6. Các VĐV phải để tóc gọn gàng, cắt ngắn để không vướng khi thi đấu. Hachimaki (băng quấn đầu) không được phép sử dụng. Nếu như TTC nhận thấy VĐV nào tóc quá dài hay không sạch sẽ, TTC có quyền truất quyền thi đấu của VĐV đó. Cấm đeo trâm cài tóc và cặp tóc bằng kim loại. Cấm sử dụng ruy băng, chuỗi hạt và các vật trang trí khác. Một hay hai dải băng chun buộc tóc kiểu đuôi ngựa đơn được cho phép.

2.2.2.7. VĐV nữ có thể dùng khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại được WKF chấp nhận: Khăn trùm đầu bằng vải đen và không bao cổ họng.

2.2.2.8. Các VĐV không được đeo đồ kim loại hay các vật khác.

2.2.2.9. Không sử dụng kính đeo mắt. Có thể đeo kính áp tròng nhưng VĐV phải tự chịu trách nhiệm về sự rủi ro cho bản thân.

2.2.2.10. Cấm sử dụng đồ trang sức, quần áo hay trang bị không được phép.

2.2.2.11. Nhiệm vụ của trọng tài giám sát là phải đảm bảo rằng trước mỗi vòng đấu hay trận đấu các VĐV phải mặc đúng trang bị được phê duyệt. (Trong trường hợp tại giải vô địch châu lục, quốc tế hay quốc gia, các trang bị được phê duyệt bởi WKF phải được chấp nhận không thể từ chối).

2.2.2.12. Việc sử dụng băng gạc, miếng bịt hay các vật trợ giúp do chấn thương phải được sự đồng ý của tổ trưởng tổ trọng tài dựa vào ý kiến bác sĩ của giải.

2.2.3 Đối với huấn luyện viên:

Trong suốt thời gian diễn ra giải đấu, HLV sẽ mặc quần áo thể thao của liên đoàn quốc gia họ và đeo thẻ HLV. Ngoại trừ tại các trận đấu tranh huy chương của giải đấu chính của WKF, HLV nam cần phải mặc một bộ đồ đen, áo sơ mi và cà vạt – trong khi HLV nữ có thể chọn mặc áo đầm, đồ tây hay áo khoác và váy màu tối. HLV có thể dùng khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo và phải là loại được WKF chấp nhận giống như loại dùng cho các trọng tài.

Giải thích:

  1. Nếu VĐV vào thảm thi đấu mà ăn mặc không hợp lệ, VĐV này không bị truất quyền ngay, thay vào đó sẽ được cho một phút để sửa sang lại trang phục.
  1. Nếu HĐTT đồng ý, các trọng tài có thể được phép cởi áo vét.
  1. Bộ võ phục Karate không được tung ra trong khi trình diễn Kata.

ĐIỀU 3: TỔ CHỨC THI ĐẤU KATA

* CHÚ Ý: Tổ chức thi đấu Kata Olympic khác với Điều 3 này và tuân theo quy trình tổ chức được mô tả trong PHỤ LỤC 15.

3.1. Thi đấu Kata gồm hai nội dung: đồng đội và cá nhân. Thi đấu đồng đội là thi đấu giữa các đội (gồm 3 VĐV một đội). Các đội chỉ được phép gồm toàn VĐV là nam hoặc toàn VĐV là nữ. Thi đấu kata cá nhân là thi đấu giữa các cá nhân dành cho nam riêng và dành cho nữ riêng.

3.2. Đối với Giải vô địch WKF và châu lục, bốn người đạt huy chương (vàng, bạc và hai đồng) của sự kiện trước sẽ được chọn làm “hạt giống”. Đối với giải Karate 1-Premier League, là tám VĐV được xếp hạng đầu trong bảng xếp hạng WKF (WKF World Ranking) trước khi cuộc thi được tổ chức. “Tiêu chuẩn hạt giống” sẽ không hạ xuống thấp hơn kể cả trong trường hợp không có VĐV đủ điều kiện để làm hạt giống.

3.3. Hệ thống đánh giá điện tử kata sẽ chọn ngẫu nhiên thứ tự thi đấu trong nhóm từ vòng đầu tiên. Tuy nhiên, nó không áp dụng cho những trận tranh huy chương.

3.4. Số lượng Đối thủ tham gia sẽ xác định số lượng nhóm cho các vòng đấu loại.

3.5. Hệ thống đấu loại sử dụng cho kata được chia bởi các Đối thủ (cá nhân hoặc đội) thành tám nhóm bằng nhau (ngoại lệ khi ít hơn 11 hoặc hơn 96, sẽ giải thích sau). Và ở mỗi vòng, số lượng Đối thủ của mỗi nhóm giảm xuống còn 4 cho vòng tiếp theo cho đến khi chỉ còn hai nhóm Đối thủ (cá nhân hoặc đội), trong đó, các Đối thủ có điểm số cao nhất trong hai nhóm tương ứng sẽ đọ sức với nhau để giành vị trí thứ nhất (thua cuộc chiếm vị trí thứ 2) và các Đối thủ có điểm số cao thứ hai trong mỗi hai nhóm sẽ đọ sức với các Đối thủ có điểm số cao thứ 3 trong nhóm còn lại để cạnh tranh cho hai vị trí thứ 3 (tranh huy chương đồng).

• Trong trường hợp số Đối thủ chỉ có 3 hoặc ít hơn, một trận kata duy nhất sẽ được tiến hành để xác định vị trí thứ 1 đến thứ 3. (Trong những trường hợp như vậy, đai đỏ hoặc xanh có thể được chỉ định cho tất cả các Đối thủ).

• Với 4 Đối thủ, hai nhóm sẽ được thành lập cho vòng đầu tiên và hai đối thủ chiến thắng sẽ thi đấu với nhau để tranh giải nhất trong khi hai đối thủ thua cuộc được xếp thứ 3.

• Từ 5-10 đối thủ, hai nhóm sẽ thành lập và ba vị trí cao nhất của mỗi nhóm sẽ tham gia các trận đấu tranh huy chương. Sau đó, nhóm sẽ tuân theo quy trình thông thường rằng Đối thủ có điểm cao nhất trong mỗi nhóm sẽ cạnh tranh vị trí thứ 1 và 2 – và xếp thứ 2 sẽ gặp xếp thứ 3 từ nhóm khác và ngược lại – trừ khi chỉ có tổng số là 5 Đối thủ – trong trường hợp đó Đối thủ xếp thứ 3 trong nhóm có số lượng nhiều hơn sẽ giành được vị trí thứ 3 (chiến thắng dễ dàng / thắng mà không cần thi đấu).

• Nếu số lượng Đối thủ từ 11-24, hai nhóm được hình thành. Sau vòng kata đầu tiên, 4 Đối thủ đứng đầu sẽ tạo thành hai nhóm bốn, sau vòng kata thứ hai sẽ xác định thứ hạng cho 6 Đối thủ (3 từ mỗi nhóm) sẽ tiến hành tranh tài ở vòng thứ ba để giành huy chương theo cách thông thường.

• Nếu số lượng Đối thủ từ 25-48, hai nhóm được hình thành. Sau vòng kata đầu tiên, 4 Đối thủ đứng đầu trong mỗi nhóm sẽ tiếp tục vào vòng 2.Tại vòng 2, 16 Đối thủ được chia thành 2 nhóm thi đấu tại hai sàn (8 Đối thủ cho mỗi nhóm). Sau vòng thứ 2, 4 Đối thủ đứng đầu trong mỗi nhóm (tổng cộng là 8) sẽ đi tiếp vào vòng thứ 3. Tại vòng 3, 8 Đấu thủ được chia thành 2 nhóm (mỗi nhóm gồm 4 Đấu Thủ). Sau khi vòng 3 kết thúc, 3 Đấu thủ xếp vị thứ đầu trong mỗi nhóm sẽ tiếp tục vào vòng tranh huy chương.

3.6. Cơ bản số lượng Đối thủ cho mỗi nhóm sẽ là 8. Nhưng khi số lượng Đối thủ vượt quá 64 nhưng nhỏ hơn 97, số lượng Đối thủ vượt quá 64 khi chia mà vượt hơn 8 nhóm thì sẽ chia tối đa là 12 Đối thủ cho mỗi nhóm. 

3.7. Nếu số lượng Đối thủ từ 97 – 192, số nhóm sẽ tăng gấp đôi lên thành 16 (giảm số lượng Đối thủ trong mỗi nhóm) nhưng vẫn chọn bốn vị trí dẫn đầu trong mỗi nhóm để lại 8 nhóm 8 Đối thủ (tổng cộng 64 Đối thủ) cho vòng tiếp theo.

3.8. Nếu số lượng Đối thủ từ 193 hoặc nhiều hơn, số nhóm sẽ tăng gấp đôi lên thành 32 để giảm số lượng Đối thủ trong mỗi nhóm nhưng vẫn chọn bốn vị trí dẫn đầu trong mỗi nhóm để lại 16 nhóm trong tổng số 128 Đối thủ cho vòng tiếp theo.

3.9. Tổ trọng tài được giữ nguyên cho tất cả các trận thi đấu của các Đối thủ trong cùng một nhóm cho bất kỳ vòng đấu nào.

3.10. Sẽ không áp dụng thể loại đấu vớt ngoại trừ trong các trận đấu được xác định cụ thể.

3.11. Các VĐV hoặc đội nếu không có mặt khi được gọi sẽ bị loại (KIKEN) khỏi nội dung đó. Xử thua do KIKEN có nghĩa là các VĐV sẽ bị loại ở nội dung đó, mặc dù nó không ảnh hưởng đến sự tham gia ở nội dung khác.

3.12. Ở các trận tranh huy chương của thi đấu Kata đồng đội, các đội sẽ biểu diễn bài Kata tự chọn như thường lệ. Sau đó sẽ phải trình diễn phần phân thế và ý nghĩa của bài Kata đó (BUNKAI). Thời gian cho phép trình diễn cả KATA và BUNKAI là 5 phút. Trọng tài bấm giờ sẽ bắt đầu đếm lùi đồng hồ khi các thành viên trong đội chào nhau và bắt đầu biểu diễn bài Kata và dừng đồng hồ ở lần chào cuối sau khi kết thúc bài BUNKAI. Đội nào không thực hiện phần chào ở đầu và cuối phần thi hoặc vượt quá 5 phút sẽ bị loại. Không cho phép sử dụng các loại vũ khí truyền thống, thiết bị phụ trợ hoặc trang sức khác.

Giải thích:

I. Bảng sau đây tóm tắt số lượng bảng thi đấu và nhóm theo số lượng Đối thủ

Số lượng Đối thủ(VĐV hoặc Đội)Số lượng nhómSố lượng bài Kata trình diễnSố lượng Đối thủ ở vòng thứ 2
2110 (không có vòng 2)
3110 (không có vòng 2)
422Tranh huy chương (chỉ huy chương vàng)
5 tới 1022Tranh huy chương
11 tới 24238 Đối thủ
25 tới 484416 Đối thủ
49 tới 968432 Đối thủ
97 tới 19216564 Đối thủ
193 trở lên326128 Đối thủ

ĐIỀU CHỈNH CHO ĐÁNH GIÁ THỦ CÔNG CỦA HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ KATA

Đối với các cuộc thi mà hệ thống đánh giá kata điện tử không có sẵn, có thể sử dụng bảng điểm cầm tay. Trong những trường hợp như vậy, tín hiệu hiển thị bảng điểm sẽ được đưa ra bởi tổ trưởng tổ trọng tài bằng cách thổi còi của mình, và sau đó là tiếng còi thứ hai sau khi phát thanh viên công bố điểm. Bảy trọng tài của tổ trọng tài được chọn bởi Quản lý sàn hoặc Trợ lý quản lý sàn.

Ngay cả khi quy định tính điểm đã được công bố trong thư mời của giải đấu, nhà tổ chức có thể chọn sử dụng chỉ có một điểm bao gồm cả hiệu suất kỹ thuật và thể thao. Trong những trường hợp như vậy, các Trọng tài phải tự ghi nhớ hiệu suất nên được cân nhắc 70% cho hiệu suất kỹ thuật và 30% cho hiệu suất thể thao.

Bất kỳ hiệp phụ nào sử dụng hệ thống thủ công, VĐV (hoặc đội) được yêu cầu thực hiện thêm một bài kata bổ sung và phải khác nhau. Các trọng tài buộc phải đưa ra điểm số khác nhau để kết thúc hiệp đấu.

ĐIỀU 4: TỔ TRỌNG TÀI

4.1. Đối với tất cả các trận thi đấu chính thức của WKF, tổ trọng tài gồm bảy người cho mỗi vòng sẽ được chọn ngẫu nhiên bằng một chương trình máy tính.

4.2. Trong những trận tranh huy chương, các Trọng tài không được phép có cùng quốc tịch với VĐV.

4.3. Tại mỗi thảm, một trọng tài sẽ được chỉ định là tổ trưởng và sẽ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo để thực hiện bất kỳ giao tiếp cần thiết nào với kỹ thuật viên Phần mềm và xử lý mọi vấn đề phát sinh giữa các trọng tài.

4.4. Tại vòng loại thư ký hội đồng trọng tài sẽ tạo điều kiện cho kỹ thuật viên hệ thống phần mềm vào danh sách các trọng tài làm nhiệm vụ tại thảm. Danh sách này được làm bởi thư ký HĐTT khi có sơ đồ thi đấu của VĐV và biên bản hội ý trọng tài. Danh sách này chỉ có các trọng tài trong cuộc họp đó và phải tuân thủ các tiêu chuẩn nêu trên. Khi có danh sách trọng tài tham gia, kỹ thuật viên nhập hệ thống danh sách đó; 7 TT được giao nhiệm vụ thảm sẽ được hệ thống phần mềm lựa chọn một cách ngẫu nhiên.

Tại trận tranh huy chương, Quản lý sàn sẽ cung cấp cho chủ tịch hội đồng trọng tài và thư kí danh sách các trọng tài chính thức từ sàn của họ sau khi các trận đấu vòng loại kết thúc. Khi danh sách trọng tài được chủ tịch HĐTT phê duyệt, sẽ giao cho kỹ thuật viên phần mềm để nhập vào hệ thống.

Hệ thống sẽ phân bổ ngẫu nhiên chỉ có 7 trọng tài trong số đó bắt trận đấu.

4.5. Ngoài Kỹ thuật viên phần mềm và Phát thanh viên cho các trận thi đấu đồng đội, tại các vòng tranh huy chương còn có thêm Người bấm giờ để tăng hiệu suất thời gian.

4.6. Theo kinh nghiệm, Phát thanh viên và Kỹ thuật viên phần mềm vận hành hệ thống đánh giá điện tử có thể là cùng một người.

4.7. Hơn nữa, đơn vị tổ chức phải cung cấp Người hỗ trợ (Runners) cho từng khu vực thi đấu mà quen thuộc với danh sách các bài Kata WKF để thu thập và ghi lại bài kata đã chọn của các Đối thủ trước mỗi vòng và đưa danh sách cho Kỹ thuật viên phần mềm. Quản lý sàn chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của Người hỗ trợ.

4.8. Tại các cuộc thi không được tính xếp hạng WKF, số lượng trọng tài trong tổ trọng tài có thể giảm xuống còn năm (5). Trong những trường hợp như vậy, điểm số cao nhất và thấp nhất không được tính trong điểm tổng.

Giải thích:

I. Tất cả các Trọng tài và Kỹ thuật viên phần mềm xếp thành một hàng trước bàn thư ký, tốt nhất là có một bàn riêng.

II. Tổ trưởng tổ trọng tài ngồi ở vị trí gần nhất với kỹ thuật viên phần mềm, người ngồi tại vị trí cuối bàn.

ĐIỀU 5: TIÊU CHUẨN ĐỂ QUYẾT ĐỊNH

5.1. Danh sách các bài quyền chính thức

Chỉ các bài quyền trong danh sách các bài quyền chính thức mới được phép biểu diễn.

Lưu ý: Tên của một số bài kata có thể trùng do các biến thể khi phát âm trong tiếng La tinh. Trong một số trường hợp một bài kata có thể được biết dưới một cái tên khác từ phong cách (Ryu-ha) này đến phong cách khác, và trong trường hợp đặc biệt một cái tên giống nhau nhưng trên thực tế có thể là một bài kata khác nhau từ phong cách này sang phong cách khác.

1Anan35Jiin69Passai
2Anan Dai36Jion70Pinan Shodan
3Ananko37Jitte71Pinan Nidan
4Aoyagi38Juroku72Pinan Sandan
5Bassai39Kanchin73Pinan Yondan
6Bassai Dai40Kanku Dai74Pinan Godan
7Bassai Sho41Kanku Sho75Rohai
8Chatanyara Kushanku42Kanshu76Saifa
9Chibana No Kushanku43Kishimoto No Kushanku77Sanchin
10Chinte44Kousoku78Sansai
11Chinto45Kousoku Dai79Sanseiru
12Enpi46Kousoku Sho80Sanseru
13Fukyugata Ichi47Kururunfa81Seichin
14Fukyugata Ni48Kusanku82Seienchin (Seiyunchin)
15Gankaku49Kyan No Chinto83Seipai
16Garyu50Kyan No Wanshu84Seiryu
17Gekisai (Geksai) 151Matsukaze85Seishan
18Gekisai (Geksai) 252Matsumura Bassai86Seisan (Sesan)
19Gojushiho53Matsumura Rohai87Shiho Kosokun
20Gojushiho Dai54Meikyo88Shinpa
21Gojushiho Sho55Myojo89Shinsei
22Hakucho56Naifanchin Shodan90Shisochin
23Hangetsu57Naifanchin Nidan91Sochin
24Haifa (Haffa)58Naifanchin Sandan92Suparinpei
25Heian Shodan59Naihanchi93Tekki Shodan
26Heian Nidan60Nijushiho94Tekki Nidan
27Heian Sandan61Nipaipo95Tekki Sandan
28Heian Yondan62Niseishi96Tensho
29Heian Godan63Ohan97Tomari Bassai
30Heiku64Ohan Dai98Unshu
31Ishimine Bassai65Oyadomari No Passai99Unsu
32Itosu Rohai Shodan66Pachu100Useishi
33Itosu Rohai Nidan67Paiku101Wankan
34Itosu Rohai Sandan68Papuren102Wanshu

5.2. Đánh giá

Để đánh giá thành tích của thí sinh hoặc đội, các trọng tài sẽ đánh giá kết quả thi dựa trên hai (2) tiêu chí chính (hiệu suất kỹ thuật và hiệu suất thể thao).

Cuộc thi được đánh giá từ cái chào đầu tiên khi bắt đầu bài kata cho đến khi chào kết thúc bài kata. Ngoại trừ ở trận tranh huy chương của giải đồng đội khi mà màn biểu diễn cũng như thời gian bắt đầu tính khi cái chào bắt đầu kata và kết thúc khi người biểu diễn chào khi hoàn thành Bunkai.

Những thay đổi nhỏ được dạy bởi phong cách (Ryu-ha) Karate của thí sinh sẽ được cho phép.

Các VĐV phải trình diễn các bài Kata khác nhau trong mỗi vòng đấu. Bài nào đã trình diễn rồi thì không được lặp lại kể cả trong trận tranh thắng thua (tie-breaker). Chỉ những bài kata có trong danh sách chính thức mới được phép trình diễn.

5.3. Hệ thống tính điểm

Hiệu suất kỹ thuật và hiệu suất thể thao được cho điểm riêng biệt bằng cách sử dụng cùng một thang điểm từ 5.0 đến 10.0 với mức tăng .2 – trong đó 5.0 thể hiện điểm số thấp nhất có thể cho một bài kata được chấp nhận khi thực hiện và 10.0 là thể hiện cho sự hoàn hảo. Truất quyền được biểu thị bằng điểm 0.0.

Hệ thống sẽ loại bỏ hai điểm cao nhất và hai điểm thấp nhất cho hiệu suất kỹ thuật và hiệu suất thể thao tương ứng và tính tổng số điểm trong đó 70% cho hiệu suất kỹ thuật và 30% cho hiệu suất thể thao.

Bunkai được coi là có tầm quan trọng ngang bằng với Kata.

5.4. Giải quyết các trận hòa

Trong trường hợp các Đối thủ có cùng số điểm, trận hòa nên được giải quyết theo quy trình sau và được hiển thị trên hệ thống đánh giá điện tử:

Bước 1:So sánh điểm kỹ thuật trước khi nhân hệ số (70%). Điểm cao nhất sẽ thắng.
Bước 2:So sánh điểm kỹ thuật, so sánh điểm thấp nhất không bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
Bước 3:So sánh điểm kỹ thuật, so sánh điểm cao nhất không bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
Bước 4:So sánh điểm thể thao, so sánh điểm thấp nhất không bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
Bước 5:So sánh điểm thể thao, so sánh điểm cao nhất không bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
Bước 6:So sánh điểm kỹ thuật, so sánh điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
Bước 7:So sánh điểm kỹ thuật, so sánh điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
Bước 8:So sánh điểm kỹ thuật, so sánh điểm thấp nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
Bước 9:So sánh điểm thể thao, so sánh điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
Bước 10:So sánh điểm thể thao, so sánh điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
Bước 11:So sánh điểm thể thao, so sánh điểm thấp nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
Bước 12:So sánh điểm kỹ thuật, so sánh điểm cao nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
Bước 13:So sánh điểm thể thao, so sánh điểm cao nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ. Điểm cao nhất sẽ thắng.
Bước 14:Khi tất cả các tiêu chí đánh giá sử dụng ở các trường hợp trước vẫn không xác định được người chiến thắng. Kết quả trận hòa sẽ được giải quyết bằng cách tung đồng xu điện tử.

5.5. Tiêu chí đánh giá

Trình diễn KataTrình diễn Bunkai(áp dụng cho giải đồng đội tranh huy chương)
1. Hiệu suất kỹ thuật:a. Tấn pháp.b. Kỹ Thuật.c. Chuyển động chuyển tiếp.d. Thời gian.e. Hơi thở đúng.f. Tập trung (kime).g. Thực hiện kihon của phong cách (Ruy-ha) trong kata.1. Hiệu suất kỹ thuật:a. Tấn pháp.b. Kỹ Thuật.c. Chuyển động chuyển tiếp.d. Thời gian.e. Hơi thở đúng.f. Tập trung (kime).g. Sử dụng các đòn thực tế trong trình diễn kata.
2. Hiệu suất thể thao:a. Sức mạnh.b, Tốc độ.c. Cân bằng.2. Hiệu suất thể thao:a. Sức mạnh.b, Tốc độ.c. Cân bằng.

5.6. Truất quyền thi đấu

Một VĐV hay một đội có thể bị truất quyền thi đấu với bất kỳ những lý do dưới đây:

1. Thực hiện sai bài kata hoặc thông báo sai.

2. Không chào khi bắt đầu và kết thúc bài trình diễn kata.

3. Tạm dừng hoặc ngừng trong khi thi đấu.

4. Làm ảnh hưởng đến chức năng của các trọng tài (như TT phải di chuyển vì lí do an toàn hoặc chạm vào TT)

5. Đai bị tuột trong quá trình biểu diễn.

6. Quá thời hạn tổng cộng 5 phút cho Kata và Bunkai.

7. Sử dụng kỹ thuật kẹp bằng chân vào vùng cổ trong Bunkai (Jodan Kani Basami).

8. Không theo chỉ thị của tổ trưởng tổ trọng tài hoặc có các hành vi sai trái khác.

Lỗi

Các lỗi sau, nếu rõ ràng, phải được xem xét:

a. Mất thăng bằng.

b. Thực hiện một kỹ thuật sai hoặc không hoàn chỉnh như một đòn khóa hay đấm trượt mục tiêu.

c. Di chuyển không đều, như thực hiện một kỹ thuật trước khi sự di chuyển của cơ thể (bộ pháp) hoàn thành. Trong trường hợp nội dung kata đồng đội thì đó là sự di chuyển không đều của các VĐV.

d. Sử dụng các tín hiệu âm thanh (từ bất kỳ người nào khác, kể cả các thành viên khác trong đội) hoặc cử chỉ như dập chân, vỗ ngực, cánh tay, hoặc võ phục, hoặc thở ra không hợp lý, theo đánh giá trọng tài là những lỗi nghiêm trọng trong trình diễn kata Tất cả sẽ là lỗi vi phạm và cùng 1 cấp với lỗi phạt mất thăng bằng.

e. Đai thắt lỏng lẻo dẫn đến gần như muốn tuột ra trong quá trình biểu diễn.

f. Lãng phí thời gian, bao gồm diễu hành kéo dài, cúi chào thái quá hoặc tạm dừng kéo dài trước khi bắt đầu thực hiện phần biểu diễn.

g. Bị thương do không kiểm soát kỹ thuật trong khi thực hiện Bunkai.

Giải thích:

I. Bài quyền (Kata) không phải là một điệu múa hay việc thể hiện mang tính sân khấu, nó được gắn liền với các giá trị và nguyên tắc mang tính truyền thống. Nó phải thể hiện được tính thực chiến cũng như sự tập trung cao độ, sức mạnh và khả năng đích thực của đòn. Nó phải được thể hiện mạnh, có lực và tốc độ cũng như phong thái, nhịp điệu và sự thăng bằng.

II. Giả vờ bất tỉnh khi thực hiện Bunkai là không phù hợp: Khi bị hạ gục, đối thủ nên quỳ một đầu gối hoặc đứng lên.

III. Trong thi đấu kata đồng đội, 3 VĐV sẽ bắt đầu bài quyền bằng việc quay mặt về cùng một hướng và về phía tổ trọng tài.

IV. Các thành viên của đội phải thể hiện hết khả năng ở tất cả các khía cạnh của bài quyền cũng như phải đều.

V. Trách nhiệm duy nhất của HLV hoặc trong trường hợp không có HLV, VĐV phải đảm bảo rằng bài Kata phải giống như đã thông báo cho Người hỗ trợ (Runner) cho vòng đấu đó.

VI. Mặc dù việc sử dụng kỹ thuật kẹp bằng chân vào vùng cổ (Kani Basami) trong Bunkai bị cấm nhưng kẹp ở phần thân là được phép.

VII. Khi giải quyết kết quả hòa, điểm số ban đầu của Đối thủ được giữ lại. Điểm số để xác định người chiến thắng không làm thay đổi điểm để xác định vị thứ chính thức.

VIII.  Mẫu kết quả đánh giá

 TT1TT2TT3TT4TT5TT6TT7TổngHệ sốKết quả
Hiệu suất kỹ thuật8.08.27.87.88.48.48.224.40,717.10
Hiệu suất thể thao7.88.27.88.28.28.48.424.60.37.38
         TỔNG CỘNG24.48

IX. Tại các giải không được tính cho Xếp hạng Thế giới của WKF hoặc Thế vận hội, số lượng trọng tài có thể giảm xuống còn 5 – trong đó chỉ có điểm cao nhất và thấp nhất của Đối thủ bị loại bỏ thay vì hai điểm cao nhất và hai điểm thấp nhất.

ĐIỀU 6: DIỄN BIẾN TRẬN ĐẤU

6.1. Các VĐV hoặc các đội được phân theo nhóm, mỗi nhóm gồm tám (hoặc tối đa 12) đối thủ cho mỗi khu vực thi đấu.

6.2. Trước mỗi vòng, các VĐV hoặc đội phải gửi bài kata đã chọn cho Người hỗ trợ được chỉ định, người sẽ chuyển tiếp thông tin đến Người vận hành phần mềm của hệ thống đánh giá điện tử. Thứ tự thi đấu trong một nhóm được xác định ngẫu nhiên nhưng không áp dụng cho các vị trí “hạt giống” trong vòng loại đầu tiên.

6.3. Khi bắt đầu mỗi vòng, các VĐV hoặc các đội sẽ xếp hàng ở chu vi khu vực thi đấu đối diện với các trọng tài. (Một vòng được hiểu là một màn trình diễn của tất cả các Đối thủ trong một nhóm.) Sau các nghi thức chào, ban đầu là “SHOMEN NI REI” và ngay sau đó là “OTAGAI NI REI”, các Đối thủ sẽ bước ra khỏi khu vực thi đấu.

6.4. Khi được gọi, mỗi VĐV hoặc đội sẽ bước lên vị trí bắt đầu cho bài Kata.

6.5. Vị trí bắt đầu cho màn trình diễn là bất cứ nơi nào trong phạm vi của thảm thi đấu.

6.6. Sau khi chào, Đối thủ phải hô rõ ràng tên của bài Kata sẽ thực hiện và sau đó bắt đầu thực hiện.

6.7. Khi kết thúc màn trình diễn, được xác định là cái chào cuối cùng trong bài kata, Đối thủ phải chờ thông báo kết quả, chào, sau đó rời khỏi thảm đấu.

6.8. Khi quá trình thi đấu của mỗi nhóm kết thúc, tất cả các Đối thủ của nhóm đó sẽ xếp hàng và người điều hành (phát thanh viên) sẽ thông báo bốn vị thứ đứng đầu đủ điều kiện vào vòng tiếp theo. Tên của bốn vị thứ đứng đầu sẽ được hiển thị trên màn hình. Các Đối thủ sau đó sẽ chào và rời khỏi thảm đấu.

6.9. Trước các trận tranh huy chương, người điều hành sẽ thông báo 3 Đối thủ xếp vị thứ đầu trong mỗi hai nhóm cho các trận tranh huy chương.

Giải thích:

I. Vị trí bắt đầu trình diễn bài Kata  là nằm trong phạm vi của thảm thi đấu.

II. Sơ đồ các vị thứ trong thi đấu kata theo quy tắc thông thường của WKF, được minh họa trong PHỤ LỤC 16: GIẢI KATA PREMIER LEAGUE.

ĐIỀU 7: KHIẾU NẠI

7.1. Không ai có thể phản đối lại phán quyết của các thành viên của tổ trọng tài.

7.2. Nếu việc trọng tài có gì vi phạm Luật thì chỉ có HLV của VĐV đó hoặc người đại diện chính thức là người duy nhất được phép khiếu nại.

7.3. Khiếu nại phải được trình bày dưới dạng văn bản và phải trình ngay lập tức sau trận đấu (ngoại trừ duy nhất việc khiếu nại liên quan đến sai sót hành chính. Quản lý sàn sẽ phải lập tức nhận ra ngay những sai sót được phát hiện).

7.4. Đơn khiếu nại phải được trình lên đại diện của Hội đồng giải quyết khiếu nại. Họ sẽ xem xét lại hoàn cảnh dẫn đến quyết định khiếu nại. Sau khi xem xét những tình tiết có liên quan, họ sẽ lập báo cáo và được giao quyền giải quyết vấn đề này.

7.5. Nếu có bất kỳ khiếu nại nào về luật qua thông báo của HLV, việc này phải không chậm hơn 1 phút sau khi kết thúc trận đấu. HLV yêu cầu mẫu khiếu nại từ quản lý sàn và có 4 phút để hoàn thành ký và nộp cho quản lý sàn với lệ phí quy định. Quản lý sàn ngay lập tức giao đơn khiếu nại cho đại diện hội đồng giải quyết khiếu nại và sẽ có 5 phút để giải quyết đưa ra quyết định.

7.6. Đơn khiếu nại phải được nộp cùng với tiền lệ phí theo quy định của BCH WKF.

Số tiền và đơn khiếu nại gửi tới đại diện của Hội đồng giải quyết khiếu nại.

7.7. Các thành viên của Hội đồng giải quyết khiếu nại

Hội đồng giải quyết khiếu nại bao gồm 3 đại diện TTC cấp cao được chỉ định bởi HĐTT. Trong đó có 2 người không được cùng một liên đoàn quốc gia. HĐTT cũng nên chỉ định thêm 3 thành viên khác và đánh số từ 1 đến 3. Họ sẽ tự động thay thế trong bất kỳ trường hợp mà các thành viên trong Hội đồng giải quyết khiếu nại được chỉ định ban đầu có thể dẫn đến xung đột về lợi ích như các thành viên trong Hội đồng giải quyết khiếu nại có cùng quốc tịch, cùng quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân với bất kỳ bên nào liên quan đến vụ việc bị khiếu nại, bao gồm tất cả các thành viên của tổ trọng tài liên quan đến vụ việc bị khiếu nại.

7.8. Quy trình giải quyết khiếu nại

Trách nhiệm của bên nhận khiếu nại là triệu tập Hội đồng giải quyết khiếu nại và gửi số tiền phản đối tới Thủ quỹ.

Sau khi được triệu tập, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ ngay lập tức đưa ra các yêu cầu và điều tra theo họ thấy là cần thiết để xác định xem có chấp nhận đơn khiếu nại hay không. Mỗi người trong ba thành viên có nghĩa vụ đưa ra phán quyết của mình về tính đúng đắn của đơn khiếu nại. Sự vắng mặt là không được chấp nhận.

7.9. Từ chối khiếu nại

Nếu khiếu nại là không hợp lệ, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ chỉ định một thành viên của mình thông báo bằng miệng tới người khiếu nại rằng khiếu nại đã bị từ chối, đánh dấu văn bản gốc bằng từ “TỪ CHỐI”, và phải có chữ ký của mỗi thành viên trong Hội đồng giải quyết khiếu nại, trước khi gửi đơn khiếu nại tới Thủ quỹ, người sẽ chuyển nó cho Tổng thư ký.

7.10. Chấp nhận khiếu nại

Nếu khiếu nại là hợp lệ, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ liên hệ với ban tổ chức (BTC)

và HĐTT để có những biện pháp thực tế để khắc phục tình huống, khả năng bao gồm:

– Đảo ngược các phán quyết trước đó vi phạm luật.

– Ban hành một đề nghị tới HĐTT mà các TT có liên quan để xác nhận sự đồng thuận.

Trách nhiệm còn lại của Hội đồng giải quyết khiếu nại là thực hiện những hành động thận trọng và đúng đắn dù nó sẽ làm gián đoạn chương trình của sự kiện bằng bất cứ giá nào. Đảo ngược quá trình loại bỏ là một lựa chọn cuối cùng để đảm bảo một kết quả công bằng.

Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ chỉ định một thành viên của mình thông báo bằng miệng tới người khiếu nại rằng khiếu nại đã được chấp nhận, đánh dấu văn bản gốc bằng từ “CHẤP NHẬN”, và phải có chữ ký của mỗi thành viên trong Hội đồng giải quyết khiếu nại, trước khi gửi đơn khiếu nại tới Thủ quỹ, người sẽ trả lại lệ phí cho người khiếu nại và chuyển đơn khiếu nại cho quản lý sàn.

7.11. Báo cáo sự cố

Sau khi xử lý vụ việc theo cách thức được quy định trên, Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ triệu tập lại và soạn thảo một bản báo cáo sự cố phản đối đơn giản, mô tả các phát hiện của họ và nêu rõ lý do để chấp nhận hoặc từ chối đơn khiếu nại. Bản báo cáo phải được ký bởi cả ba thành viên của Hội đồng giải quyết khiếu nại và đệ trình lên Quản lý sàn.

7.12. Quyền hạn và giới hạn

Quyết định của Hội đồng giải quyết khiếu nại là quyết định cuối cùng, và chỉ có thể bị bác bỏ bởi quyết định của Ban chấp hành.

7.13. Hội đồng giải quyết khiếu nại không được áp dụng các biện pháp trừng phạt hoặc hình phạt. Chức năng của họ là đưa ra phán quyết về đơn khiếu nại và thực hiện các hành động cần thiết từ HĐTT và BTC để khắc phục và sửa chữa bất kỳ các quy trình phán quyết của trọng tài được cho là trái luật.

Giải thích:

I. Đơn khiếu nại cần nêu rõ tên của các VĐV, tổ trọng tài điều hành và các chi tiết chính xác có liên quan đến việc khiếu nại. Khiếu nại được trình bày chung chung sẽ không được chấp thuận là khiếu nại hợp lệ. Chi tiết sự việc chứng minh cho giá trị lời khiếu nại phải được nêu ra cùng với đơn khiếu nại.

II. Hội đồng giải quyết khiếu nại sẽ xem xét việc khiếu nại và chứng cứ nêu trong đơn khiếu nại. Hội đồng giải quyết khiếu nại có thể nghiên cứu cả băng video và đặt câu hỏi cho những người có liên quan, nhằm hỗ trợ cho việc kiểm tra một cách khách quan giá trị của khiếu nại.

III. Nếu Hội đồng giải quyết khiếu nại cho việc khiếu nại là đúng thì những biện pháp thích đáng sẽ được áp dụng nhằm tránh sự việc tiếp tục tái diễn ở các trận đấu tiếp theo. Số tiền lệ phí khiếu nại sẽ do thủ quỹ hoàn lại.

IV. Nếu Hội đồng giải quyết khiếu nại cho rằng khiếu nại là không có giá trị, nó sẽ bị bác bỏ và tiền lệ phí sẽ không được hoàn lại và nộp cho WKF.

V. Để các trận đấu diễn ra sau đó không bị trì hoãn, cho dù là có sự chuẩn bị một khiếu nại chính thức. Trách nhiệm của Tổ trưởng tổ trọng tài là phải đảm bảo cho trận

đấu (bout/match) diễn ra theo đúng Luật thi đấu.

VI. Trong những trường hợp có sơ suất về mặt hành chính ở trận đấu đang diễn ra, HLV có thể thông báo trực tiếp với quản lý sàn. Cuối cùng, quản lý sàn sẽ thông báo cho Tổ trưởng tổ trọng tài.

PHỤ LỤC 1: THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN

SHOBU HAJIMEBắt đầu trận đấu (bout/match)Sau khi hô, TTC sẽ lùi lại sau một bước.
ATO SHIBARAKUCòn một ít thời gianTT bấm giờ sẽ cho tín hiệu âm thanh báo hiệu còn 15 giây  nữa  trận  đấu  sẽ  kết thúc  và  TTC  sẽ  hô  “Ato Shibaraku”.
YAMEDừng lạiTạm dừng hay kết thúc trận đấu. Khi hô TTC sẽ đánh thẳng  tay  theo  hướng  từ trên về trước.
MOTO NO ICHIVị trí ban đầuCả 2 VĐV và TTC trở về vị trí bắt đầu.
TSUZUKETETiếp tục thi đấuLệnh nhắc nhở tiếp tục đấu khi trận đấu đang diễn ra (chưa có lệnh tạm dừng). Hoặc khi TTC đưa ra lệnh không chính thức yêu cầu 2 đối thủ tích cực thi đấu hơn nữa.
TSUZUKETE HAJIMETiếp tục thi đấu – bắt đầuTTC đứng tấn trước. Khi hô “Tsuzukete” thì duỗi thẳng tay, lòng bàn tay mở hướng về  phía 2 VĐV.  Khi hô “Hajime” thì quay lòng bàn tay vào trong và đưa nhanh lại gần nhau, cùng lúc đó lùi về sau. 
 
SHUGOGọi trọng tài phụTTC gọi TTP khi kết thúc trận đấu (bout/match) hoặc hội ý về   hình phạt SHIKKAKU.
 
HANTEIBiểu quyếtTTC yêu cầu biểu quyết vào cuối  một  trận  đấu  không phân thắng bại. Sau 1 hồi còi ngắn, các TTP đưa ra biểu quyết của mình bằng cờ hiệu và TTC đưa ra biểu quyết của mình bằng cách giơ tay lên.
HIKIWAKEHòaTrường  hợp  có  trận  đấu hòa, TTC bắt chéo tay trước ngực rồi phất hai tay sang hai bên và lòng bàn tay xoay hướng ra phía trước.
AKA (AO) NO KACHIVĐV đeo đai Đỏ (Xanh) thắng cuộcTTC giơ thẳng tay chếch lên trên  về  phía  bên  người thắng cuộc.
AKA (AO) IPPONVĐV đeo đai Đỏ (Xanh) ghi được 3 điểmTTC giơ tay chếch lên trên 45° về bên người ghi điểm.
AKA (AO) WAZA-ARIVĐV đeo đai Đỏ (Xanh) ghi được 2 điểmTTC giơ ngang tay bằng tầm vai về phía bên người ghi điểm.
AKA (AO) YUKOVĐV đeo đai Đỏ (Xanh) ghi 1 điểmTTC giơ tay chếch xuống dưới 45° về phía bên người ghi điểm.
 
CHUKOKUNhắc nhởTTC chỉ ra vi phạm Loại 1 hay Loại 2
KEIKOKUNhắc nhởTTC chỉ ra vi phạm Loại 1 hay Loại 2 rồi chỉ ngón tay trỏ chếch xuống dưới 45° về phía người phạm lỗi.
HANSOKU-CHUINhắc nhở về hình phạt truất quyền thi đấuTTC chỉ ra vi phạm Loại 1 hay Loại 2 rồi chỉ ngón tay trỏ ngang thẳng về phía người phạm lỗi.
HANSOKUTruất quyền thi đấuTTC chỉ ra vi phạm Loại 1 hay Loại 2 rồi chỉ ngón tay trỏ chếch lên 45° thẳng về phía người phạm lỗi và tuyên bố người kia thắng cuộc.
JOGAIRa ngoài thảm đấu không do lỗi của đối thủTTC chỉ ngón tay trỏ ra vạch người phạm lỗi để báo cho các TTP thấy rằng VĐV này đã ra ngoài thảm đấu.
SENSHUƯu thế về việc ghi điểm đầu tiên một cách dễ dàngSau khi ghi điểm đầu tiên theo cách thông thường, TTC hô “Aka (Ao) Senshu” trong khi giữ bàn tay cong với lòng bàn tay hướng vào mặt của mình.
 
SHIKKAKUTruất quyền thi đấuTTC trước tiên  sẽ  chỉ tay “rời khỏi thảm” chếch lên 45° về phía VĐV vi phạm rồi chỉ ra ngoài và về  phía sau bằng việc hô “Aka  (Ao)  Shikkaku”  rồi tuyên bố cho VĐV kia thắng cuộc.
TORIMASENHủy bỏ điểm hoặc quyết định bị hủy bỏ.TTC Kumite hoặc tổ trưởng tổ TT Kata đưa 2 bàn tay của mình chéo xuống sang 2 bên.
KIKENBỏ cuộcTTC chỉ chếch xuống dưới 45° về phía VĐV hoặc đội.
MUBOBITự gây nguy hiểmTTC chạm tay vào mặt rồi xoay mu bàn tay ra ngoài, đưa ra đưa vào để báo cho các TTP biết rằng VĐV vừa tự gây nguy hiểm cho chính mình.
WAKARETE Tách raTTC yêu cầu các đối thủ di chuyển để loại bỏ hành động túm lấy nhau hoặc đẩy ngực bằng cách tách hai bàn tay của mình với lòng bàn tay hướng ra ngoài trong khi đưa ra mệnh lệnh bằng lời nói. 

PHỤ LỤC 2: HIỆU LỆNH VÀ CỜ LỆNH

KHẨU LỆNH VÀ HIỆU LỆNH CỦA TTC

luật thi đấu karate

SHOMEN-NI-REI

TTC đưa 2 lòng bàn tay về phía trước
luật thi đấu karate

OTAGAI-NI-REI

Động tác của TTC nhắc 2 VĐV chào nhau.

luật thi đấu karate

SHOHU HAJIME

“Trận đấu bắt đầu”

Sau khi hô xong, TTC sẽ lùi về 1 bước.

 YAMEluật thi đấu karate

“Dừng”

Tạm dừng hay kết thúc trận đấu (bout/match). TTC hô đồng thời đánh thẳng tay từ trên xuống – về trước.

 TSUZUKETE HAJIME

“Tiếp tục đánh – bắt đầu”luật thi đấu karate

Khi hô “Tsuzukete” TTC đứng tấn trước, duỗi thẳng 2 tay hướng lòng bàn tay chếch về VĐV. Khi hô “Hajime” sẽ cùng với động tác 2 lòng bàn tay xoay vào trong và đưa nhanh chúng vào gần nhau rồi thu chân trước về sau. Lệnh “Tsuzukete” kết hợp với chuyển động tương tự của bàn tay cũng được sử dụng để thúc giục các VĐV thi đấu (hành động không chính thức) trong khi TTC đang chuyển động.

 YUKO (1 điểm)luật thi đấu karate

TTC đưa tay chếch 45° xuống dưới về phía VĐV ghi điểm.

WAZA – ARI (2 điểm)luật thi đấu karate

TTC đưa tay sang ngang tầm vai về phía VĐV ghi điểm.

IPPON (3 điểm)luật thi đấu karate

TTC đưa tay 45° chếch lên trên về phía VĐV ghi điểm. 

TORIMASEN / HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNHluật thi đấu karate

Khi điểm hoặc lỗi cho sai, TTC xoay về phía VĐV “Aka” hay “Ao”, 2 tay bắt chéo trước ngực rồi đánh xuống dưới – sang bên để hủy lệnh vừa rồi.

 SENSHU (Ưu thế ghi điểm đầu tiên)luật thi đấu karate

TTC giữ bàn tay hướng vào trong, với cánh tay uốn cong, hướng về phía Đối thủ để chỉ ra điểm đầu tiên được ghi.

 NO KACHI (Thắng)luật thi đấu karate

Sau khi kết thúc trận đấu (bout/match), TTC hô “Aka (hoặc Ao) No kachi”, TTC đưa tay 45° chếch lên trên về phía VĐV thắng cuộc. 

KIKENluật thi đấu karate

“Bỏ cuộc”

TTC chỉ ngón tay chỏ vào vị trí của VĐV bỏ cuộc và công bố thắng cuộc thuộc về người kia.

SHIKKAKU

“Truất quyền, rời khỏi thảm đấu”.luật thi đấu karate

TTC chỉ ngón tay chỏ chếch lên 45° về phía VĐV phạm lỗi đưa ra ngoài và hô AKA (AO) Shikkaku”. Sau đó TTC công bố thắng cuộc thuộc về người kia.

 HIKIWAKEluật thi đấu karate

“Hòa” (Chỉ áp dụng cho thi đấu đồng đội và đấu vòng tròn)

Khi hết thời gian và điểm số hoà hoặc không có điểm ghi được, TTC bắt chéo 2 tay trước ngực, sau đó đánh mở 2 lòng bàn tay xuống dưới sang bên.

WAKARETEluật thi đấu karate

TTC yêu cầu các đối thủ di chuyển để loại bỏ hành động túm lấy nhau hoặc đẩy ngực (Chuyển động này giống như thủ tục yêu cầu các VĐV trở về vị trí bắt đầu trên thảm đấu).

LỖI LOẠI 1luật thi đấu karate

(Được sử dụng khi không có thêm tín hiệu cho CHUKOKU)

TTC bắt chéo hai tay trước ngực (lòng bàn tay mở).

LỖI LOẠI 2luật thi đấu karate

(Được sử dụng khi không có thêm tín hiệu cho CHUKOKU)

TTC gập tay lại, chỉ vào mặt người phạm lỗi.

KEIKOKU

“Nhắc nhở”luật thi đấu karate

TTC chỉ lỗi Loại 1 hoặc Loại 2 và chỉ ngón tay chỏ chếch xuống 45° thẳng về phía người phạm lỗi.

 HANSOKU CHUIluật thi đấu karate

“Nhắc nhở về truất quyền”.

TTC chỉ lỗi Loại 1 hoặc Loại 2 và chỉ ngón tay chỏ ngang thẳng về phía người phạm lỗi. 
luật thi đấu karate

HANSOKU

“Truất quyền thi đấu”

TTC chỉ lỗi Loại 1 hoặc Loại 2 và chỉ ngón tay chỏ chếch lên trên 45° thẳng về phía người phạm lỗi và công bố người kia thắng cuộc.

 THỤ ĐỘNGluật thi đấu karate

TTC xoay nắm tay vòng quanh nhau ở trước ngực để chỉ lỗi loại 2 của VĐV.

ĐÒN ĐÁNH QUÁ MẠNHluật thi đấu karate

TTC báo cho các TTP biết rằng có một đòn đánh quá mạnh hay có lỗi vi phạm Loại 1.

CƯỜNG ĐIỆU HÓA CHẤN THƯƠNGluật thi đấu karate

TTC đưa cả 2 tay lên, ôm mặt để báo cho các TTP biết có 1 lỗi vi phạm Loại 2.

GIẢ VỜ CHẤN THƯƠNGluật thi đấu karate

TTC đưa cả 2 tay lên, sang một bên mặt để báo cho các TTP biết có 1 lỗi vi phạm Loại 2.

 JOGAIluật thi đấu karate

“Ra ngoài thảm đấu”.

TTC chỉ cho các TTP thấy việc ra thảm của VĐV bằng cách chỉ ngón tay chỏ vào đường biên thảm của VĐV vi phạm. 

 MUBOBI (TỰ GÂY NGUY HIỂM)luật thi đấu karate

TTC chạm tay vào mặt sau đó di chuyển bàn tay qua mặt từ phải sang trái để báo cho các TTP biết rằng VĐV vừa tự gây nguy hiểm cho chính mình.

NÉ TRÁNH TRẬN ĐẤUluật thi đấu karate

TTC làm động tác vẽ một vòng tròn, chỉ ngón trỏ xuống dưới để báo cho các TTP biết có một lỗi vi phạm Loại 2. 

luật thi đấu karate

ĐẨY, TÓM, HOẶC ĐẨY NGỰC MÀ KHÔNG THỰC HIỆN KỸ THUẬT GHI ĐIỂM HOẶC QUẬT XUỐNG THEO SAU ĐÓ.

TTC nắm chặt 2 tay lại để ngang vai hoặc làm động tác đẩy bằng 2 tay để báo cho các TTP biết có lỗi vi phạm Loại 2.

luật thi đấu karate

ĐÒN TẤN CÔNG NGUY HIỂM VÀ KHÔNG KIỂM SOÁT ĐƯỢC

TTC đưa nắm tay qua đầu để báo cho các TTP biết có một lỗi vi phạm Loại 2.

NHỮNG ĐÒN TẤN CÔNG BẰNG ĐẦU, ĐẦU GỐI HAY CÙI CHỎluật thi đấu karate

TTC chạm vào trán, đầu gối, hay cùi chỏ với bàn tay mở để báo cho TTP biết có 1 lỗi vi phạm Loại 2. 

luật thi đấu karate

NÓI CHUYỆN HAY TRÊU TỨC ĐỐI PHƯƠNG VÀ HÀNH VI THÔ LỖ

TTC đặt ngón chỏ ở môi để báo cho TTP biết có một lỗi vi phạm Loại 2. 

luật thi đấu karate

SHUGO

“Gọi TTP phụ”.

TTC gọi TTP khi kết thúc trận đấu (bout/match) để thảo luận về hình phạt SHIKKAKU. 

CỜ LỆNH CỦA TRỌNG TÀI PHỤ

Chú ý: TTP 1 và 4 sẽ cầm cờ đỏ ở tay phải, TTP 2 và 3 sẽ cầm ở tay trái. Đối với Kata, TT 1,2 và 5 sẽ cầm cờ đỏ ở tay phải, TT 3 và 4 sẽ cầm ở tay trái.

ZUKO                                                                     WAZA – ARIluật thi đấu karate

IPPPON                                                                            LỖIluật thi đấu karate

Nhắc nhở lỗi vi phạm. Cờ được xoay tròn, sau đó lỗi loại C1 hay C2 sẽ được chỉ ra.luật thi đấu karate

LỖI C1                                                              TƯ THẾ NGỒI CỦA TRỌNG TÀI

Bắt chéo 2 cờ và 2 tay đưa thẳng ra

phía trước hoặc hướng về phía AO

(AKA) tùy vào VĐV nào phạm lỗi.luật thi đấu karateluật thi đấu karate

LỖI C2

TTP làm động tác chỉ cờ về phía VĐV vi

phạm (cánh tay cong).luật thi đấu karateluật thi đấu karate

JOGAI                                                                      KEIKOKU

TTP làm động tác chạm cờ nhẹ xuống

sàn về phía VĐV vi phạm. luật thi đấu karateluật thi đấu karate

HANSOKU CHUI                                                          HANSOKUluật thi đấu karate
luật thi đấu karate

PHỤ LỤC 3: HƯỚNG DẪN ĐIỀU HÀNH CHO TRỌNG TÀI CHÍNH VÀ PHỤ

Phụ lục này nhằm hỗ trợ cho TTC và TTP khi không có hướng dẫn rõ ràng trong Luật hoặc Giải thích. 

ĐÒN ĐÁNH QUÁ MẠNH

Khi một VĐV thực hiện một kỹ thuật ăn điểm nhưng ngay sau là một đòn va chạm quá mạnh thì TTP sẽ không cho điểm và thay vào đó sẽ đưa ra nhắc nhở hoặc hình phạt loại 1 (trừ khi đó là lỗi của đối thủ).

ĐÒN ĐÁNH QUÁ MẠNH VÀ CƯỜNG ĐIỆU HÓA

Karate là một môn Võ thuật và yêu cầu một tiêu chuẩn cao về hành vi của các VĐV. Không thể chấp nhận rằng các VĐV, những người chỉ nhận một va chạm nhẹ, xoa mặt, đi bộ hoặc lảo đảo xung quanh, khuỵu người, kéo hoặc nhổ bảo vệ răng của họ, để giả vờ rằng sự va chạm này là nghiêm trọng để thuyết phục TTC đưa ra hình phạt cao hơn cho đối thủ. Đây là loại hành vi gian lận và không phù hợp với tinh thần thể thao của Karate. Nó cần phải được phạt ngay.

Khi một VĐV giả vờ quá mức và tổ trọng tài quyết định rằng kỹ thuật nghi vấn đã được kiểm soát, đáp ứng tất cả sáu tiêu chí ghi điểm, thì điểm sẽ được trao và một hình phạt loại 2 cho việc giả vờ sẽ được ban hành. Hình phạt chính xác cho VĐV giả vờ bị thương khi tổ trọng tài xác định rằng kỹ thuật này thực tế là đáng cho điểm tối thiểu là HANSOKU CHUI và trong trường hợp nghiêm trọng là HANSOKU hoặc SHIKKAKU. VĐV sẽ không bị phạt khi bị hụt hơi (mất hơi thở do một kỹ thuật) hoặc khó thở do bị ảnh hưởng từ một kỹ thuật ghi điểm của đối phương. VĐV bị hụt hơi trong trường hợp này sẽ được cho một khoảng thời gian để hồi phục hơi thở trước khi trận đấu bắt đầu lại.

Các tình huống khó khăn hơn xảy ra khi một VĐV sau khi nhận được sự va chạm mạnh hơn và ngã xuống sàn, đôi khi đứng lên (để dừng luật 10 giây) và sau đó lại ngã. TTC và các TTP phải nhớ rằng đòn đá Jodan có giá trị là 3 điểm nên lợi thế về điểm để đội và cá nhân VĐV giành huy chương có lẽ sẽ làm cho hành vi vô đạo đức trở nên mạnh mẽ hơn. Điều quan trọng là nhận ra điều này và áp dụng các nhắc nhở hoặc hình phạt thích hợp.

TỰ GÂY NGUY HIỂM (MUBOBI)

Nhắc nhở hoặc hình phạt đối với Mubobi được đưa ra khi một VĐV bị đánh hoặc bị thương do lỗi hoặc do sơ suất của mình. Điều này có thể xảy ra bằng cách quay lưng lại đối phương, tấn công bằng một Gyaku Tsuki chudan dài, thấp mà không quan tâm đến việc bị phản công bằng đòn Jodan của đối thủ, dừng chiến đấu trước khi trọng tài hô “Yame”, giảm phòng thủ hay đánh mất sự tập trung và lặp lại sai lầm hoặc từ chối để ngăn chặn các cuộc tấn công của đối phương. Phần Giải thích mục XVIII của Điều 8 nêu rõ:

Nếu người vi phạm bị trúng đòn quá mạnh và/hoặc một chấn thương, TTC sẽ đưa ra nhắc nhở hoặc hình phạt loại 2 và từ chối đưa ra nhắc nhở hoặc hình phạt cho đối phương.

Một VĐV bị lỗi do mình gây ra và phóng đại tác động để đánh lừa các TTP có thể nhận nhắc nhở hoặc hình phạt đối với Mubobi cũng như thêm một hình phạt cho cường điệu, vì hai hành vi vi phạm đã được thực hiện.

Cần lưu ý rằng không có trường hợp trong đó một kỹ thuật được cho là quá mạnh có thể được cho điểm số.

Ý THỨC PHÒNG THỦ (ZANSHIN)

Zanshin được mô tả là một trạng thái của sự cam kết liên tục, trong đó VĐV duy trì sự tập trung, quan sát và nhận thức về khả năng phản công của đối phương. Một số VĐV sau khi thực hiện một kỹ thuật sẽ xoay cơ thể của họ về đối thủ nhưng vẫn đang theo dõi và sẵn sàng tiếp tục hành động. Các TTP phải có khả năng phân biệt giữa tình trạng sẵn sàng tiếp diễn này và trường hợp VĐV đã xoay lưng, giảm sự phòng thủ và tập trung, và trong thực tế đã chấm dứt chiến đấu.

TÓM LẤY ĐÒN ĐÁ CHUDAN

Có được không khi các TTP cho điểm khi một VĐV thực hiện đòn đá chudan và đối thủ bắt được chân trước khi nó được rút lại?

Với điều kiện là đòn đá của VĐV duy trì ZANSHIN thì không có lý do gì mà kỹ thuật này không thể ghi điểm nếu nó đạt tất cả sáu tiêu chí chấm điểm. Về mặt lý thuyết, trong một trận đấu thực sự, một cú đá được coi là đủ tiêu chuẩn sẽ vô hiệu đối thủ và do đó chân sẽ không bị tóm. Kiểm soát phù hợp, đúng mục tiêu, và thỏa mãn tất cả sáu tiêu chí, là những yếu tố quyết định xem liệu bất kỳ kỹ thuật có thể cho điểm hay không.

QUẬT VÀ CHẤN THƯƠNG

Nắm giữ đối thủ và quật là được phép trong điều kiện nhất định, nó là trách nhiệm của tất cả các huấn luyện viên để đảm bảo rằng các VĐV của họ được đào tạo và có thể sử dụng kỹ thuật té ngã / tiếp đất an toàn.

Một VĐV khi cố gắng sử dụng kỹ thuật quật phải tuân theo các điều kiện đã quy định tại các Giải thích trong Điều 6 và Điều 8. Nếu một VĐV quật đối thủ của mình tuân thủ đầy đủ các yêu cầu nêu trên và kết quả gây thương tích do đối phương không thực hiện đúng kỹ thuật té ngã, thì bên bị thương chịu trách nhiệm và người quật không bị phạt. Thương tích tự gây ra có thể là kết quả khi một VĐV bị quật, tiếp đất trên một cánh tay dài hoặc cùi chỏ, hoặc giữ bởi người ném và kéo họ xuống từ trên đầu mình.

Một tình huống nguy hiểm xảy ra khi một VĐV tóm lấy cả hai chân để ném đối thủ bằng lưng hoặc khi một VĐV trườn xuống và nâng cơ thể đối thủ lên trước khi quật anh ta. Điều 8, Giải thích XI chỉ ra rằng “… và đối phương phải được giữ an toàn trong khi bị quật để có thể tiếp đất an toàn…”. Do khó đảm bảo tiếp đất an toàn, nên đòn quật như vậy được xếp vào loại bị cấm.

GHI ĐIỂM TRÊN ĐỐI PHƯƠNG BỊ NGÃ

Khi một VĐV bị quật hoặc bị trượt ngã, điểm được ghi khi phần thân của họ vẫn đang ở  trên sàn thi đấu thì điểm số sẽ là IPPON.

Nếu VĐV bị trúng một kỹ thuật trong khi đang té xuống thì TTP sẽ tính đến hướng rơi kể từ khi thí sinh rơi do kỹ thuật đó mà nó sẽ bị coi là không có hiệu quả và sẽ không cho điểm.

Nếu phần thân của VĐV không ở trên sàn khi có một kỹ thuật hiệu quả được thực hiện, điểm số sẽ được cho như mô tả trong Điều 6. Do đó điểm ghi được khi một VĐV đang ngã, ngồi, quỳ, đứng, hoặc nhảy trên không, và tất cả tình huống mà phần thân của VĐV không nằm trên sàn sẽ tính như sau:

  1. Đòn đá Jodan, 3 điểm (Ippon)
  2. Đòn đá Chudan, 2 điểm (Waza-Ari)
  3. Đòn Tsuki hoặc Uchi, 1 điểm (Yuko)

 QUY TRÌNH BIỂU QUYẾT

Khi TTC dừng trận đấu, ông/bà ấy sẽ hô “YAME”, đồng thời sử dụng tín hiệu tay cần thiết. Khi TTC quay trở lại vị trí khởi đầu của mình, các TTP sẽ đưa ra ý kiến của họ về điểm và Jogai, và nếu có yêu cầu của TTC, họ sẽ cho quan điểm của mình liên quan đến hành vi bị cấm khác. TTC sẽ đưa ra quyết định cho phù hợp. Vì TTC là người duy nhất có thể di chuyển quanh khu vực, trực tiếp tiếp xúc với thí sinh, và nói chuyện với bác sĩ nên các TTP phải xem xét nghiêm túc những điều mà TTC truyền đạt cho họ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng vì không được phép ra quyết định lại.

Trong trường hợp có nhiều hơn một lý do để dừng trận đấu, TTC sẽ xem xét từng tình huống. Ví dụ, khi có một điểm số được ghi từ một VĐV và một va chạm từ đối thủ, hoặc khi có một MUBOBI và một sự phóng đại thương tích từ cùng một VĐV.

Khi xem lại video, ban đánh giá video sẽ chỉ thay đổi quyết định nếu cả hai thành viên của ban đều đồng ý. Sau khi xem xét, họ sẽ chuyển ngay quyết định của mình cho TTC, người sẽ thông báo bất kỳ thay đổi nào đối với phán quyết ban đầu, nếu có.

JOGAI

Các TTP phải nhớ rằng khi chỉ định Jogai, họ phải chạm cờ ở phía thích hợp xuống sàn. Khi TTC dừng trận đấu và trở về vị trí, TTP sẽ ra ý kiến của họ cho thấy có một lỗi Loại 2.

CHỈ DẪN VỀ SỰ VI PHẠM LUẬT

Đối với lỗi loại 1 TTP đưa cờ về phía AKA, đặt lá cờ màu đỏ ở phía trước, đối với AO thì đặt lá cờ màu xanh ở phía trước. Điều này cho phép TTC thấy rõ VĐV nào là người vi phạm.

PHỤ LỤC 4: CÁCH GHI ĐIỂM CỦA TRỌNG TÀI GHI ĐIỂM

●─○IPPON3 điểm 
○─○WAZA-ARI2 điểm 
YUKO1 điểm 
SENSHUƯu thế ghi điểm đầu tiên một cách dễ dàng 
KACHIThắng 
xMAKEThua 
HIKIWAKEHòa 
  
C1CLỗi C1 — CHUKOKUNhắc nhở 
C1KLỗi C1 — KEIKOKUNhắc nhở 
C1HCLỗi C1 — HANSOKU CHUINhắc nhở về truất quyền 
C1HLỗi C1 — HANSOKUTruất quyền 
  
C2CLỗi C2 — CHUKOKUNhắc nhở 
C2KLỗi C2 — KEIKOKUNhắc nhở 
C2HCLỗi C2 — HANSOKU CHUINhắc nhở về truất quyền 
C2HLỗi C2 — HANSOKUTruất quyền 
  
KKKikenBỏ cuộc 
  
SShikkakuTruất quyền về tư cách 
    

PHỤ LỤC 5: SƠ ĐỒ THẢM THI ĐẤU KUMITE

luật thi đấu karate

PHỤ LỤC 6: SƠ ĐỒ THẢM THI ĐẤU 

PHÍA CÁC ĐỐI THỦ
luật thi đấu karate

TRỌNG TÀI: 7 – 6 – 5 – 4 – 3 – 2 – 1                 Nhân viên kỹ thuật phần mềm

PHỤ LỤC 7: VÕ PHỤC

luật thi đấu karate

PHỤ LỤC 8: GIẢI VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI: ĐIỀU KIỆN VÀ NỘI DUNGluật thi đấu karate

LƯU Ý: Phân bố theo độ tuổi được xác định theo tuổi của vận động viên vào ngày đầu tiên của giải vô địchluật thi đấu karate

PHỤ LỤC 9: CHỈ DẪN VỀ MÀU QUẦN
CỦA TRỌNG TÀI CHÍNH VÀ TRỌNG TÀI PHỤ

luật thi đấu karate

PHỤ LỤC 10: GIẢI VÔ ĐỊCH KARATE CHO LỨA TUỔI DƯỚI 14

Bắt buộc cho giải trẻ WKF (WKF Youth Camp and WKF Youth League) Khuyến nghị cho giải WKF Châu lục và Quốc gia

CÁC NỘI DUNG dành cho lứa tuổi dưới 14 

U12Kumite Nam (10 và 11 tuổi):-30 kg, -35 kg, -40 kg, -45 kg, +45 kg
U12Kumite Nữ (10 và 11 tuổi):-30 kg, -35 kg, -40 kg, +40 kg
U12Kata Nam (10 và 11 tuổi) 
U12Kata Nữ (10 và 11 tuổi) 
U14Kumite Nam (12 và 13 tuổi):-40 kg, -45 kg, -50 kg, -55 kg, +55 kg
U14Kumite Nữ (12 và 13 tuổi):-42 kg, -47 kg, +47 kg
U14Kata Nam (12 và 13 tuổi) 
U14Kata Nữ (12 và 13 tuổi) 

ĐIỀU CHỈNH luật thi đấu dành cho lứa tuổi dưới 14

KUMITE cho trẻ từ 12 đến 14 tuổi

·     Các kỹ thuật không va chạm vào vùng đầu hay cổ (phần Jodan) được cho phép.

·     Bất cứ va chạm nào vào vùng Jodan dù nhẹ về nguyên tắc sẽ bị phạt.

·     Một kỹ thuật đủ tiêu chuẩn vào vùng đầu và cổ về nguyên tắc sẽ được tính điểm ở khoảng cách 10 cm.

·     Thời gian của trận đấu là 1 phút rưỡi.

·     Không được sử dụng những trang bị bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn của WKF.

·     Mặt nạ WKF và bảo vệ ngực cho trẻ em được sử dụng. 

KUMITE cho trẻ dưới 12

·     Các kỹ thuật tới tất cả những vùng ghi điểm (Jodan và Chudan) đều phải được kiểm soát ở cự ly ngắn.

·     Bất cứ va chạm nào vào vùng Jodan dù nhẹ về nguyên tắc sẽ bị phạt.

·     Một kỹ thuật đủ tiêu chuẩn vào các vùng ghi điểm về nguyên tắc sẽ được tính điểm ở khoảng cách 10 cm.

·     Ngay cả các kỹ thuật được kiểm soát tới cơ thể (vùng Chudan) về nguyên tắc sẽ không được tính điểm nếu có sự tiếp xúc vào da.

·     Không có các kỹ thuật quét hoặc quật khác được cho phép.

·     Thời gian của trận đấu là 1 phút rưỡi.

·     Kích thước sàn đấu có thể giảm từ 8×8 mét vuông xuống 6×6 mét vuông tùy thuộc vào ban tổ chức.

·     VĐV chỉ nên tham gia tối thiểu 2 trận cho mỗi cuộc thi.

·     Không được sử dụng những trang bị bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn của WKF.

·     Mặt nạ WKF và bảo vệ ngực cho trẻ em được sử dụng.

Đối với nội dung kumite cho trẻ em dưới 10 tuổi, các VĐV được sắp xếp thi đấu thành cặp trong vòng 1 phút rưỡi đấu kỹ thuật, trong đó mỗi cặp cùng nhau thực hiện kỹ thuật. Phần thi sẽ được đánh giá bằng Hantei dựa theo các tiêu chuẩn đánh giá thông thường như trong các trận đấu kumite – nhưng ở đây đánh giá kết quả của một cặp với một cặp khác.

Thi đấu Kata cho trẻ dưới 14 tuổi

Không có một sự khác biệt nào so với tiêu chuẩn của luật nhưng có một sự giới hạn đối với các bài Kata, các bài Kata ít phức tạp sẽ được ưu tiên.

Thi đấu Kata cho trẻ dưới 12 tuổi

Không có một sự khác biệt nào so với tiêu chuẩn của luật nhưng có một sự giới hạn đối với các bài Kata, các bài Kata ít phức tạp sẽ được ưu tiên.

VĐV không hoàn thành bài Kata sẽ được cho thêm một cơ hội thứ 2 mà không bị trừ điểm.

PHỤ LỤC 11: XEM LẠI VIDEO (VIDEO REVIEW)

Luật sử dụng xem lại video tại các giải kumite WKF

(Cá nhân và đồng đội)

Các thành viên của đội video ghi hình

Tên gọiViết tắtVòng LoạiTrận tranh huy chương
Bàn video ghi hình (Video Review Table)VRT22
Giám sát Video ghi hình (Video Review Supervisor)VRS22
Giám sát huấn luyện viên (Coach Supervisor)CS12
  1. Trước khi bắt đầu thi đấu, Quản lý sàn sẽ chỉ định 2 TTC (chứng chỉ A)đảm nhận vai trò của người giám sát Video ghi hình (VRS) ở mỗi sàn. Cả 2 thành viên VRS sẽ ngồi ở bàn nơi có hệ thống vận hành video giám và màn hình. 2 giám sát Video ghi hình được trang bị thẻ đỏ (từ chối) và thẻ xanh lá (chấp thuận). Chỉ có 2 giám sát được phép ở xung quanh khu vực video ghi hình (VR).
  1. Trước mỗi trận đấu, Giám sát HLV (CS) sẽ giao bộ điều khiển 1 nút bấm cho các HLV tương ứng. CS sẽ ngồi giữa 2 HLV trong suốt trận đấu. Trong trận chung kết, số lượng CS sẽ tăng gấp đôi, mỗi người sẽ giám sát 1 HLV và sẽ ngồi bên cạnh HLV tương ứng. Một thẻ điện tử màu cam với từ “VR” hiển thị trên bảng điểm phía bên trái số điểm ghi được của VĐV. CS và cả 2 VRS sẽ được trang bị radio 2 chiều cho mục đích liên lạc. Nếu bộ điều khiển có bất kỳ trục trặc gì thì thẻ đỏ (AKA) và thẻ xanh dương (AO) vật lý sẽ được Giám sát HLV tương ứng sử dụng.
  1. Thủ tục để yêu cầu xem lại Video ghi hình chỉ áp dụng khi HLV tin chắc rằng điểm số VĐV của mình bị bỏ qua. Để trận đấu không bị trì hoãn quá lâu, trách nhiệm của VRS phải bảo đảm rằng khiếu nại phải được xử lý trong khoảng thời gian ngắn nhất.
  1. Điểm số chỉ được tính khi kỹ thuật của một hoặc cả hai VĐV được thực hiện trước khi TTC dừng trận đấu “Yame”.
  1. Quy định về Video ghi hình, khi một VR được sử dụng cho nhiều hơn một sàn đấu, chỉ có 2 máy quay Video được sử dụng cho mỗi sàn đấu (xem hình dưới để biết vị trí lắp đặt máy quay)

TRƯỜNG HỢP NHIỀU SÀN THI ĐẤU

 

Khi chỉ có một sàn thi đấu đơn được sử dụng (tại thế vận hội hay thế vận hội trẻ), 4 máy quay cùng các phụ kiện liên quan sẽ được sử dụng ở mỗi sàn. Các máy quay sẽ bố trí ở các góc gần khu vực an toàn và được vận hành bởi một người quay video (VRO).

TRƯỜNG HỢP CHỈ CÓ MỘT SÀN THI ĐẤU ĐƠN

luật thi đấu karate

6. Trình tự yêu cầu xem lại Video ghi hình

  • HLV đề nghị xem lại Video ghi hình sẽ bấm nút bộ điều khiển đồng thời chuông từ bảng điểm sẽ kêu và thẻ VR trên bảng điểm sẽ phát sáng.
luật thi đấu karate
  • TTC sẽ dừng trận đấu ngay lập tức và VRO sẽ dừng quay phim.
  • CS sẽ thông báo ngay lập tức qua radio yêu cầu VR của HLV tới VRS. Bảng điểm sau đó sẽ hiển thị các hành động được yêu cầu và các VĐV liên quan. Nếu có một yêu cầu kép cùng một lúc, bảng điểm sẽ hiển thị cả hai đồng thời.
luật thi đấu karate
  • VRS sẽ tua băng lại tới vị trí bắt đầu của yêu cầu.
  • VRS sẽ kiểm tra, phân tích và ra quyết định sớm nhất có thể.
  • Quyết định cho điểm phải được nhất trí nếu không nó xem như bị từ chối. Quyết định sẽ được một trong hai VRS đứng lên thông báo bằng cách giơ thẻ xanh (YES-đồng ý) hoặc thẻ đỏ (NO-từ chối). Nếu thẻ xanh được giơ lên thì đồng thời tay còn lại VRS sẽ chỉ ra điểm mà TTC nên cho. Cùng lúc đó quyết định sẽ hiển thị trên bảng điểm như sau: Nếu Yêu cầu xem lại video được phê duyệt, bảng điểm sẽ hiển thị dấu màu xanh cùng với kỹ thuật được xác thực. Nếu Yêu cầu video bị từ chối, bảng điểm sẽ hiển thị dấu chéo màu đỏ cùng với kỹ thuật được xác thực.
luật thi đấu karate
  • Nếu yêu cầu VR bị từ chối, thẻ cam trên bảng điểm sẽ tự động biến mất. Và HLV sẽ không còn khả năng yêu cầu VR cho tất cả các trận đấu còn lại liên quan đến nội dung đang thi đấu của VĐV đó ngoại trừ tại các trận bán kết hoặc tranh huy chương. Để đảm bảo cho hành động này được thực thi, CS sẽ thu bộ điều khiển hoặc thẻ dự phòng từ Huấn luyện viên. 
luật thi đấu karate
  • VĐV bị mất đi yêu cầu VR tại vòng đấu loại sẽ được cấp thêm một yêu cầu VR khác trong bất kỳ trận đấu tranh huy chương nào. 
  • Khi một HLV giơ thẻ để xem lại video và việc xem lại không thể xác định được khiếu nại có hợp lệ hay không. Người đánh giá sẽ không đưa ra thẻ Yes (có) hoặc No (không) cùng lúc đó người đánh giá sẽ đứng lên và ra dấu giống như tín hiệu cho MIENAI (che cả hai mắt bằng đầu ngón tay) và thẻ sẽ được trả lại cho HLV.
luật thi đấu karate

MIENAI

  • Khi một HLV đưa ra thẻ để xem lại video và HLV khác cũng muốn đánh giá về trường hợp tương tự, HLV thứ 2 phải giơ thẻ trước khi việc xem lại video bắt đầu để không mất quyền yêu cầu xem lại cho trường hợp đó. Việc xem lại video sẽ bắt đầu khi TTC ra tín hiệu.

7. Khi sử dụng hệ thống đấu vòng tròn (không có trận đấu tranh huy chương) nếu kháng nghị bị từ chối, HLV sẽ không thể yêu cầu thêm VR cho VĐV đó nữa đối với tất cả các trận đấu còn lại của bảng. Nhưng có thể yêu cầu lại nếu VĐV vào được bán kết hoặc trận tranh huy chương.

8. Yêu cầu VR bị từ chối không có nghĩa HLV hoặc lãnh đạo đội không được phép đưa ra khiếu nại bằng văn bản (Điều 11 trong luật thi đấu Kumite và và Điều 7 trong luật thi đấu Kata WKF).

9. Nếu 1 VĐV ra tín hiệu hoặc dùng lời nói đề nghị HLV thực hiện một yêu cầu VR thì sẽ được xem như một vi phạm loại 2 và một nhắc nhở hoặc hình phạt sẽ được áp dụng. Trong tình huống này nếu HLV tiến hành yêu cầu VR thì thủ tục không bị dừng lại và VR vẫn sẽ diễn ra ngay cả khi VĐV bị phạt bởi nhắc nhở hay hình phạt loại 2.

10. Nếu 1 VĐV ra tín hiệu cho HLV không yêu cầu VR bởi vì kỹ thuật không đủ tốt. Điều này vẫn được xem như một vi phạm loại 2 và một nhắc nhở hoặc hình phạt sẽ được áp dụng.

11. Nếu HLV nhấn nút bộ điều khiển và ngay lập tức hối tiếc về điều này, thủ tục không bị dừng lại và VR vẫn sẽ diễn ra.

12. Nếu HLV yêu cầu VR cùng lúc với 2 hoặc nhiều hơn các TTP cho điểm cùng một VĐV, thẻ cam điện tử của VĐV đó vẫn còn trong bảng điểm.
luật thi đấu karate

13. Khi HLV yêu cầu VR nhưng theo ý kiến của tổ TT thì kỹ thuật này không kiểm soát hoặc quá mạnh, nhắc nhở hoặc hình phạt loại 1 sẽ được áp dụng. Và thẻ cam điện tử của VĐV đó vẫn còn trong bảng điểm.

14. Trong trường hợp có lỗi kỹ thuật xảy ra tại đội VR (trục trặc về điện, máy quay, computer,…) dẫn đến không thể phân tích và ra quyết định. Quyền của VĐV đối với yêu cầu VR vẫn được đảm bảo. Tham khảo mục 2 của điều này, trường hợp bộ điều khiển gặp trục trặc.

15. Khi HLV yêu cầu VR nhưng theo ý kiến của tổ TT thì kỹ thuật này không kiểm soát hoặc quá mạnh, nhắc nhở hoặc hình phạt loại 1 sẽ được áp dụng. Và thẻ cam điện tử của VĐV đó vẫn còn trong bảng điểm.

16. Trong trường hợp có lỗi kỹ thuật xảy ra tại đội VR (trục trặc về điện, máy quay, computer,…) dẫn đến không thể phân tích và ra quyết định. Quyền của VĐV đối với yêu cầu VR vẫn được đảm bảo. Tham khảo mục 2 của điều này, trường hợp bộ điều khiển gặp trục trặc.

17. Kích thước tối thiểu của thẻ dành cho VRS là khổ A5 và theo thiết kế sau:

luật thi đấu karate

18. Kích thước tối thiểu của thẻ dành cho CS là khổ A5 và theo thiết kế sau:

luật thi đấu karate

PHỤ LỤC 12: MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI CHÍNH THỨC
luật thi đấu karate

PHỤ LỤC 13: THỦ TỤC CÂN ĐO

1. Cân thử

Các VĐV được phép kiểm tra trọng lượng của mình bằng cách sử dụng bàn cân chính thức (bàn cân này sẽ được sử dụng khi cân chính thức) trước 1 tiếng khi cân chính thức diễn ra. Trong suốt thời gian cân thử, VĐV có thể kiểm tra trọng lượng của mình bất cứ lúc nào mà không gặp một giới hạn nào về số lần cân.

2. Cân chính thức

2.1. Địa điểm:

Việc kiểm tra trọng lượng luôn diễn ra ở cùng một nơi. Khả năng sẽ được tổ chức tại địa điểm thi đấu, khách sạn chính thức hoặc trong thị trấn (sẽ được xác nhận cho từng sự kiện cụ thể). Nhà tổ chức phải cung cấp phòng riêng cho nam và nữ.

2.2. Bàn cân:

Liên đoàn quốc gia chủ nhà sẽ cung cấp đủ số lượng cân điện tử (tối thiểu 4 chữ số) chỉ hiển thị 1 số thập phân ví dụ như 51.9 kg, 154.6 kg. Bàn cân phải đặt trên nền nhà rắn chắc và không trải thảm.

2.3. Thời gian:

Cân đo phải tiến hành muộn nhất trước ngày thi đấu cho hạng mục, trừ khi có quy định khác tại một cuộc thi cụ thể. Thời gian tiến hành cân chính thức cho các sự kiện WKF sẽ được thông báo bằng bản tin hợp lệ. Đối với bất kỳ sự kiện nào khác, thông tin này sẽ được phân phối trước thông qua các kênh truyền thông chính thức (OC). Trách nhiệm của VĐV là phải nắm bắt các thông tin này. VĐV không có mặt trong thời gian cân hoặc không đúng cân nặng trong giới hạn cho phép của nội dung mà mình đăng ký sẽ bị truất quyền (KIKEN).

2.4. Sai số:

Sai số cho phép ở bất kỳ nội dung nào là 0,200 kg.

2.5. Thủ tục:

Trong thời gian cân, tối thiểu phải có 2 nhân viên của WKF cho mỗi giới tính. Một người sẽ kiểm tra chứng nhận/hộ chiếu của VĐV, người còn lại sẽ ghi chính xác số cân nặng vào danh sách cân đo chính thức. Một đội hỗ trợ gồm 6 thành viên (chính thức/tình nguyện) được cung cấp bởi liên đoàn quốc gia chủ nhà để kiểm soát hoạt động của các VĐV. 12 ghế sẽ được trang bị. Để bảo vệ sự riêng tư của VĐV, các nhân viên WKF cũng như các thành viên trong đội hỗ trợ tham gia giám sát quá trình cân phải cùng giới tính với VĐV.

2.5.1. Cân đo chính thức sẽ được tiến hành theo từng nội dung và từng VĐV.

2.5.2. Tất cả các HLV và người đại diện cho đội phải rời khỏi phòng cân trước khi việc cân đo chính thức bắt đầu.

2.5.3. VĐV chỉ được phép cân một lần trong thời gian cân đo chính thức.

2.5.4. Mỗi VĐV sẽ mang thẻ đăng ký đã được cấp cho sự kiện và trình nó cho nhân viên WKF, người sẽ xác minh danh tính của VĐV.

2.5.5. Nhân viên WKF sẽ mời VĐV đứng lên bàn cân.

2.5.6. VĐV khi cân chỉ được mặc mỗi đồ lót (đàn ông/bé trai – quần lót, phụ nữ/bé gái – quần lót và áo ngực). Tất cả vớ và các phụ kiện khác phải bỏ ra.

2.5.7. VĐV được phép cởi bỏ đồ lót mà không bước ra khỏi bàn cân để chắc chắn rằng họ đạt được giới hạn cân nặng tối thiểu và tối đa cho nội dung mình đã đăng ký.

2.5.8. Nhân viên WKF giám sát cân đo phải nhớ và ghi lại trọng lượng của VĐV bằng kilograms (chính xác đến một số thập phân của kilograms).

2.5.9. VĐV bước ra khỏi bàn cân.

*  Chú ý: Không được phép chụp ảnh hoặc quay phim trong khu vực cân nặng. Điều này bao gồm cả việc sử dụng điện thoại di động và tất cả các thiết bị khác.

PHỤ LỤC 14: THỂ THỨC ĐẤU VÒNG TRÒN (KUMITE)

1.  Định dạng

Đấu vòng tròn được sử dụng cho giải Olympic Kumite và các giải có ít VĐV tham gia. Đây là một hình thức thi đấu trong đó tất cả các Đối thủ trong một bảng đều phải thi đấu với nhau để xác định người chiến thắng.

Sự thay đổi trong hệ thống đấu vòng tròn được WKF sử dụng đó là sử dụng hai bảng riêng biệt mà chu trình đấu vòng tròn tại mỗi bảng là độc lập với nhau. WKF đang sử dụng định dạng này làm tiêu chuẩn cho các trận đấu tranh huy chương, nơi người chiến thắng của mỗi bảng sẽ gặp người về nhì của bảng khác tại vòng bán kết.

Nếu số người tham gia là lẻ (do bỏ cuộc hoặc bị thương), đây có lẽ sẽ là “chiến thắng dễ dàng” cho các đối thủ thi đấu tại những trận đấu không diễn ra đó. Nếu điều này xảy ra trong cuộc thi – bất kỳ trận đấu nào đã diễn ra trước đó với Đối thủ không hoàn thành chu trình đấu vòng tròn sẽ là “chiến thắng dễ dàng” đối với các Đối thủ đã thi đấu với đối thủ đó.

Người đứng vị thứ đầu và các vị thứ tiếp theo của mỗi bảng được xác định bởi số lượng các trận thắng nhiều nhất trong đó trận thắng được tính là 2 điểm cho mỗi trận, hòa là 1 điểm và thua là 0.

Những đối thủ chiến thắng trong vòng bán kết sẽ vào trận chung kết để tranh huy chương vàng và bạc trong khi hai đối thủ thua trận bán kết đều giành được huy chương đồng.

2. Hạt giống

Yêu cầu đối với hạt giống tại các trận thi đấu vòng tròn như sau:

· Tại các giải thi đấu Olympic các đối thủ được xếp hạng từ 1 đến 4 theo xếp hạng của Olympic sẽ được phân bổ vào các bảng khác nhau.

·Tại các giải thi đấu khác (bao gồm thi đấu vòng tròn tại các giải Châu lục), 2 đối thủ xếp hạng cao nhất theo xếp hạng của WKF trước khi giải diễn ra sẽ được phân bổ vào các bảng khác nhau.

3. Tie breaks (phân thắng thua)

Trong trường hợp ở trận có 2 hoặc nhiều hơn các Đối thủ có cùng số điểm, các tiêu chí dưới đây sẽ được áp dụng theo thứ tự cụ thể. Điều này có nghĩa, Đối thủ chiến thắng được tìm thấy sau khi đạt tiêu chí hiện tại thì các tiêu chí sau sẽ không áp dụng.

  1.  Số trận thắng giữa 2 hoặc nhiều hơn các Đối thủ liên quan.
  2.  Tổng số điểm đạt được trong tất cả các trận đấu cao hơn.
  3. Tổng số điểm mà Đối thủ cạnh tranh với Đấu thủ này có được trong tất cả các trận đấu thấp hơn.
  4.  Điểm Ippon đạt được cao hơn.
  5. Điểm Ippon mà Đối thủ cạnh tranh với Đấu thủ này có được thấp hơn.
  6. Điểm Waza – Ari đạt được cao hơn.
  7. Điểm Waza – Ari mà Đối thủ cạnh tranh với Đấu thủ này có được thấp hơn.
  8. Điểm Yuko đạt được cao hơn.
  9. Điểm Yuko mà Đối thủ cạnh tranh với Đấu thủ này có được thấp hơn.

10a. Tại các giải Olympic, thứ hạng Olympic cao nhất mỗi ngày tuân theo hệ thống tiêu chuẩn.

10b. Tại bất cứ giải đấu khác: người chiến thắng được xác định trong một trận đấu thêm để phá vỡ kết quả hòa.

Trong trường hợp có từ 3 Đối thủ trở lên nhưng chỉ có hai được vào bán kết, kết quả thắng thua phải được xem xét ngay từ đầu.

4.  VĐV bị thương tại vòng đấu loại

Nếu một VĐV bị thương tại vòng loại và không thể tiếp tục thi đấu, điểm số của các trận đã hoàn thành hoặc hiện tại được tuyên bố là NIL (kết quả bị vô hiệu hóa). Và các điểm sẽ bị huỷ trừ khi đó là trận cuối cùng của vòng đấu loại vòng tròn. Trong trường hợp này, tất cả kết quả trước đó và điểm vẫn không thay đổi.

5. Truất quyền của VĐV

Trong trường hợp VĐV bị truất quyền khỏi một trận đấu và tiếp tục thi đấu, đối thủ của anh ta thắng trận đấu đó với tỷ số 4-0 hoặc cho bất kỳ số điểm nào vượt quá 4 điểm (ví dụ: 5-0, 6-0, v.v.) và các kết quả khác vẫn được bảo toàn. Khi một VĐV bị truất quyền ra khỏi toàn giải đấu, kết quả của tất cả các trận (đã hoàn thành, hiện tại và đang chờ xử lý) được tuyên bố NIL (kết quả vô hiệu hoá). Và các điểm sẽ bị huỷ trừ khi đó là trận cuối cùng của vòng đấu loại vòng tròn. Trong trường hợp này, tất cả kết quả trước đó và điểm vẫn không thay đổi.

Nếu một VĐV đã đủ điều kiện bị loại vì hành vi sai trái vào cuối vòng loại (Shikkaku):

•  Đối thủ tại trận bán kết sẽ vào thẳng trận chung kết “chiến thắng dễ dàng”

•  Hai VĐV khác vẫn sẽ tranh tài ở trận bán kết khác

•  Chỉ có một huy chương đồng được trao

GIẢI THÍCH:

I. Hình dưới đây minh họa định dạng cuộc thi với mười (10) người tham gia:luật thi đấu karate

II. Hình dưới đây minh họa định dạng cuộc thi với tám (8) người tham gia:

luật thi đấu karate

PHỤ LỤC 15: TỔ CHỨC THI ĐẤU KATA OLYMPIC

Phụ lục 15 này thay thế cho Điều 3: TỔ CHỨC THI ĐẤU KATA của luật thi đấu Kata và dành riêng cho thi đấu Kata Olympic. Phụ lục 15 này dựa trên chỉ tiêu 10 đối thủ cho mỗi hạng mục được tổ chức Olympic quốc tế (IOC) cho phép dùng cho Thế vận hội Olympic Tokyo 2020. Cuộc thi Olympic Kata được tổ chức theo quy trình sau đây:

1. 10 Đối thủ tại mỗi hạng mục được chia thành 2 nhóm.

2. Mỗi Đối thủ thực hiện một bài kata đầu tiên và nhận được đánh giá của 7 trọng tài.

3. Mỗi Đối thủ thực hiện một bài kata thứ hai và nhận được đánh giá của 7 trọng tài.

4. Điểm trung bình của hai vòng được tính cho mỗi Đối thủ.

5. Bất kỳ hiệp phụ nào được xác định theo quy trình được mô tả trong Phụ lục 15 này. Trận tranh thắng thua (Tie-break) sẽ không làm thay đổi điểm số dùng để xếp vị thứ.

6. Trong mỗi hai nhóm, hai Đối thủ có điểm số thấp nhất trong nhóm của họ sẽ bị loại và ba Đối thủ đứng đầu đi tiếp vào vòng thứ ba và điểm số tại các trận thi đấu trước sẽ không được dùng nữa.

7. Tại vòng thứ ba, ba Đối thủ trong mỗi hai nhóm sẽ được tính điểm mới cho bài kata thứ ba và dùng để xếp thứ hạng từ 1 đến 3 tại mỗi nhóm.

8. Tại vòng thứ tư, các trận tranh huy chương, người xếp vị thứ thứ nhất trong mỗi hai nhóm sẽ thi đấu với nhau để giành vị trí thứ nhất (huy chương vàng) và thứ hai (huy chương bạc). Và Đối thủ xếp vị thứ thứ hai trong nhóm này sẽ thi đấu với Đối thủ xếp vị thứ thứ ba của nhóm khác và ngược lại để cạnh tranh cho vị trí thứ 3 (huy chương đồng).

9. Tất cả các quy tắc khác không được đề cập cụ thể trong PHỤ LỤC 15 này đều tuân theo Luật thi đấu Kata trừ điều 3.

GIẢI THÍCH:

Bảng dưới đây mô tả về cách tổ chức một cuộc thi Olympic kata

luật thi đấu karate

Giải quyết các trận hòa

Nếu 2 hoặc nhiều Đối thủ có cùng điểm số, tình huống này sẽ được xem xét dựa theo các tiêu chí dưới đây để quyết định xem Đối thủ nào có ưu thế hơn trong bảng xếp hạng.

Bước 1:

Ai có điểm số của bài kata thứ hai cao nhất ở vòng đấu loại sẽ thắng. Nếu điểm của bài kata thứ hai cũng giống nhau, các bước tiếp theo được áp dụng cho bài kata thứ hai được thực hiện trong vòng đấu loại:

Bước 2:

Khi tổng số điểm của bài kata thứ hai bằng nhau, tiêu chí sau đây sẽ được xem xét:

– Tổng số điểm của TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT trước khi nhân cho hệ số (70%). Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

GIẢI THÍCH:

Ví dụ về điểm số bằng nhau.

TỔNG SỐ ĐIỂM

  1. = 25.82
  2. = 25.82

ĐIỂM KỸ THUẬT:

18.68.88.68.48.68.68.225.8TC (VỊ TRÍ TỐT NHẤT)
28.88.88.0 8.88.48.88.025.6TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng cao hơn Đấu thủ số 2.

Bước 3:

Khi tiêu chí ở trường hợp 1 là như nhau thì tiêu chí tiếp theo sẽ được xem xét

  • Điểm của TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, so sánh điểm thấp nhất không bị loại trừ.
  • Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

GIẢI THÍCH:

Ví dụ về điểm số bằng nhau.

TỔNG SỐ ĐIỂM

  1. = 25.82
  2. = 25.82

ĐIỂM KỸ THUẬT:

18.68.88.68.48.68.48.2=25.6TC (VỊ THỨ TỐT NHẤT)
28.88.68.28.88.28.88.0=25.6TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng cao hơn Đấu thủ số 2.

CHÚ THÍCH: 8.8: Điểm cao nhất 8.2  : Điểm thấp nhất 8.4:Điểm thấp nhất không bị loại trừ

Bước 4:

Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo sẽ được xem xét:

  • Điểm của TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT , so sánh điểm cao nhất không bị loại trừ.
  • Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

GIẢI THÍCH:

Ví dụ về điểm số bằng nhau.

TỔNG SỐ ĐIỂM

  1. = 25.82
  2. = 25.82

ĐIỂM KỸ THUẬT:

18.68.88.68.48.68.48.2=25.6TC
28.8 8.88.4 8.48.48.8 8.0=25.6TC (VỊ THỨ TỐT NHẤT)

Trong trường hợp này Đấu thủ số 2 có vị thứ trong bảng xếp hạng cao hơn Đấu thủ số 1.

CHÚ THÍCH:8.8  :Điểm cao nhất8.2  : Điểm thấp nhất8.4:Điểm thấp nhất không bị loại trừ8.8: Điểm cao nhất không bị loại trừ

Bước 5:

Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo sẽ được xem xét

  • Điểm của TIÊU CHUẨN THỂ THAO, so sánh điểm thấp nhất không bị loại trừ
  • Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

GIẢI THÍCH

Ví dụ về điểm số bằng nhau

TỔNG SỐ ĐIỂM

  1. = 25.82
  2. = 25.82

ĐIỂM THỂ THAO:

1.8.68.88.68.48.68.48.2= 25.6TC(VỊ THỨ TỐT NHẤT)
2.8.88.68.28.88.28.88.0= 25.6TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng cao hơn Đấu thủ số 2.

CHÚ THÍCH: 8.8: Điểm cao nhất8.2  : Điểm thấp nhất8.4:Điểm thấp nhất không bị loại trừ

Bước 6:

Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo sẽ được xem xét

  • Điểm của TIÊU CHUẨN THỂ THAO , so sánh điểm cao nhất không bị loại trừ
  • Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

Giải thích:

Ví dụ về điểm số bằng nhau

TỔNG SỐ ĐIỂM

  1. = 25.82
  2. = 25.82

ĐIỂM THỂ THAO:

18.68.88.68.48.68.48.2=25.6TC
28.88.88.48.48.48.88.0=25.6TC(VỊ THỨ TỐT NHẤT)

Trong trường hợp này Đấu thủ số 2 có vị thứ trong bảng xếp hạng cao hơn Đấu thủ số 1.

CHÚ THÍCH:8.8: Điểm cao nhất8.2  : Điểm thấp nhất8.4:Điểm thấp nhất không bị loại trừ8.8 : Điểm cao nhất không bị loại trừ

Bước 7:

Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo sẽ được xem xét

  • Điểm của TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT , so sánh điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ.
  • Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

Giải thích:

Ví dụ về điểm số bằng nhau:

TỔNG SỐ ĐIỂM

  1. = 25.82
  2. = 25.82

ĐIỂM KỸ THUẬT:

18.88.88.88.48.48.48.2=25.6TC (VỊ THỨ TỐT NHẤT)
28.88.88.48.48.28.88.0=25.6TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng cao hơn Đấu thủ số 2.

CHÚ THÍCH: 8.8: Điểm cao nhất8.2  : Điểm thấp nhất8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ8.8 : Điểm cao nhất không bị loại trừ8.4  : Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ

Bước 8:

Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo sẽ được xem xét

  • Điểm của TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT , so sánh điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ
  • Điểm cao nhất sẽ chiến thắng

GIẢI THÍCH:

Ví dụ về điểm số bằng nhau.

TỔNG SỐ ĐIỂM

  1. = 25.82
  2. = 25.82

ĐIỂM KỸ THUẬT:

18.88.88.68.48.48.48.2=25.4TC (VỊ THỨ TỐT NHẤT)
28.68.68.48.48.48.88.2=25.4TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng cao hơn Đấu thủ số 2. 

CHÚ THÍCH: 8.8: Điểm cao nhất 8.2  : Điểm thấp nhất 8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ 8.6 : Điểm cao nhất không bị loại trừ 8.4  : Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ 8.8: Điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ

Bước 9:

Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo sẽ được xem xét

–  Điểm của TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT , so sánh điểm thấp nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ

–  Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

GIẢI THÍCH:

Ví dụ về điểm số bằng nhau.

TỔNG SỐ ĐIỂM

1. = 25.82

2. = 25.82

 ĐIỂM KỸ THUẬT:

18.88.88.68.48.48.48.2=25.4TC (VỊ THỨ TỐT NHẤT)
28.68.68.48.48.48.88.0=25.4TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng cao hơn Đấu thủ số 2.

CHÚ THÍCH: 8.8: Điểm cao nhất 8.2  : Điểm thấp nhất 8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ 8.6 : Điểm cao nhất không bị loại trừ 8.4  : Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ 8.8: Điểm thấp nhất trong số những điểmcaonhất bị loại trừ 8.2  : Điểm thấp nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ (Điểm thấp nhất)

Bước 10:

 Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo sẽ được xem xét

 –  Điểm của TIÊU CHUẨN THỂ THAO , so sánh điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ

 –  Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

GIẢI THÍCH:

Ví dụ về điểm số bằng nhau.

TỔNG SỐ ĐIỂM

  1. = 25.82
  2. = 25.82

ĐIỂM THỂ THAO:

18.88.88.88.48.48.48.2=25.6TC (VỊ THỨ TỐT NHẤT)
28.88.88.48.48.28.88.0=25.6TC

 Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng cao hơn Đấu thủ số 2.

CHÚ THÍCH: 8.8: Điểm cao nhất 8.2  : Điểm thấp nhất 8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ 8.8 :Điểm cao nhất không bị loại trừ 8.4  : Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ

Bước 11:

 Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo sẽ được xem xét

 –  Điểm của TIÊU CHUẨN THỂ THAO , so sánh điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ.

 –  Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

GIẢI THÍCH:

 Ví dụ về điểm số bằng nhau.

 TỔNG SỐ ĐIỂM

  1. = 25.82
  2. = 25.82

 ĐIỂM THỂ THAO:

18.88.88.68.48.48.48.2=25.4TC (VỊ THỨ TỐT NHẤT)
28.68.68.48.48.48.88.2=25.4TC

 Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng cao hơn Đấu thủ số 2.

CHÚ THÍCH: 8.8: Điểm cao nhất 8.2  : Điểm thấp nhất 8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ 8.6 : Điểm cao nhất không bị loại trừ 8.4  : Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ 8.8: Điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ

Bước 12:

 Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo sẽ được xem xét

 –  Điểm của TIÊU CHUẨN THỂ THAO , sosánh điểm thấp nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ.

 –  Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

 GIẢI THÍCH:

Ví dụ về điểm số bằng nhau.

 TỔNG SỐ ĐIỂM

  1. = 25.82
  2. = 25.82

 ĐIỂM THỂ THAO:

18.88.88.68.48.48.48.2=25.4TC (VỊ THỨ TỐT NHẤT)
28.68.68.48.48.48.88.0=25.4TC

 Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng cao hơn Đấu thủ số 2.

CHÚ THÍCH: 8.8: Điểm cao nhất 8.2  : Điểm thấp nhất 8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ 8.6 : Điểm cao nhất không bị loại trừ 8.4  : Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ 8.8: Điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ 8.2  : Điểm thấp nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ (Điểm thấp nhất)

 Bước 13:

 Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo sẽ được xem xét

 –  Điểm của TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT , so sánh điểm cao nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ.

 –  Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

GIẢI THÍCH:

Ví dụ về điểm số bằng nhau.

 TỔNG SỐ ĐIỂM

  1. = 25.82
  2. = 25.82

 ĐIỂM KỸ THUẬT:

19.08.88.88.48.48.48.2=25.6TC (VỊ THỨ TỐT NHẤT)
28.88.88.48.48.48.88.2=25.6TC

Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng cao hơn Đấu thủ số 2.

CHÚ THÍCH: 9.0: Điểm cao nhất 8.2  : Điểm thấp nhất 8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ 8.8 : Điểm cao nhất không bị loại trừ 8.4  : Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ 8.8: Điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ 8.2  : Điểm thấp nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ (Điểm thấp nhất) 9.0: Điểm cao nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ (Điểm cao nhất)

Bước 14:

Khi tiêu chí ở các trường hợp trước là như nhau thì tiêu chí tiếp theo sẽ được xem xét 

–  Điểm của TIÊU CHUẨN THỂ THAO , so sánh điểm cao nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ.

–  Điểm cao nhất sẽ chiến thắng.

 GIẢI THÍCH:

Ví dụ về điểm số bằng nhau.

TỔNG SỐ ĐIỂM

1. = 25.82

2. = 25.82

 ĐIỂM THỂ THAO:

19.08.88.88.48.48.48.2=25.6TC (VỊ THỨ TỐT NHẤT)
28.88.88.48.48.48.88.2=25.6TC

 Trong trường hợp này Đấu thủ số 1 có vị thứ trong bảng xếp hạng cao hơn Đấu thủ số 2.

CHÚ THÍCH: 9.0: Điểm cao nhất 8.2  : Điểm thấp nhất 8.4: Điểm thấp nhất không bị loại trừ 8.8 : Điểm cao nhất không bị loại trừ 8.4  : Điểm cao nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ 8.8: Điểm thấp nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ 8.2  : Điểm thấp nhất trong số những điểm thấp nhất bị loại trừ (Điểm thấp nhất) 9.0: Điểm cao nhất trong số những điểm cao nhất bị loại trừ (Điểm cao nhất)

Bước 15:

Khi tất cả các tiêu chí được xem xét trong các trường hợp trước đều giống nhau, kết quả hiệp tranh thắng thua sẽ được giải quyết bằng cách tung đồng xu.

PHỤ LỤC 16: THI ĐẤU KATA PREMIER LEAGUE

luật thi đấu karate

* CHÚ THÍCH

luật thi đấu karate

 

12 thoughts on “LUẬT THI ĐẤU KARATE WKF 2023

  1. Nguyễn Anh Tú says:

    Trang tài liệu về Luật WKF 2020 rất hữu ích. Mình cũng là người học võ karatedo muốn xin file tài liệu. Mình xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *